【soi cau net】Trở ngại hạ tầng níu kéo doanh nghiệp phát triển

Thủ tướng: Phát triển hạ tầng giao thông làm nền tảng để phát triển bền vững TP Hồ Chí Minh thu hút Kiều hối phát triển hạ tầng Phát triển hạ tầng,ởngạihạtầngníukéodoanhnghiệppháttriểsoi cau net tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông sẽ được kiểm kê trong tổng kiểm kê tài sản công.	Ảnh minh họa: ST

Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông sẽ được kiểm kê trong tổng kiểm kê tài sản công.

Ảnh minh họa: ST

Chi phí cao cản trở mở rộng sản xuất

Trên thực tế, một cơ sở hạ tầng tốt để đầu tư thiết bị, công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp đạt được giá trị kinh doanh cao hơn và hướng tới phát triển bền vững.

Theo ông Nguyễn Đoàn Thăng, Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, nếu như trước đây để tạo ra 1 tỷ doanh thu, doanh nghiệp mất gần 0,5 tấn dầu tương đương. Nhưng khi chuyển đổi công nghệ hiện đại thì 1 tỷ doanh thu chỉ mất khoảng 0,146 tấn dầu tương đương.

Không những thế, Công ty còn đầu tư lò nấu thủy tinh bằng hồ quang điện, hiệu suất sử dụng nhiệt đạt trên 75% trong khi lò đốt dầu hiệu suất chỉ đạt 25% chưa kể lò thủy tinh không có ống khói, không có khí thải CO2, không thải bụi ra môi trường, đảm bảo các tiêu chí sản xuất xanh cho các sản phẩm cung ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.

Lãnh đạo Rạng Đông cho biết, Công ty đã chuyển đổi từ một nhà máy sản xuất công nghiệp truyền thống với các sản phẩm bóng đèn, phích nước thành một nhà máy công nghiệp điện tử với các dây chuyền hiện đại của ngày hôm nay. 9 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng doanh thu của Công ty đạt hơn 27% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện Công ty Rạng Đông có 2 nhà máy tại quận Thanh Xuân, TP Hà Nội và tại Khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh.

Để mở rộng sản xuất, trong mục tiêu phát triển, ngoài tốc độ tăng trưởng hướng tới doanh thu 1 tỷ USD trong tầm nhìn đến năm 2030, từ năm 2021, Công ty đã được chấp nhận chủ trương đầu tư nhà máy sản xuất các sản phẩm điện tử công nghệ cao tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 2.334 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, dự án này sẽ kết thúc xây dựng vào quý 2/2024 và đưa vào vận hành từ quý 3/2024 đến quý 1/2025.

Với những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, siêu nhỏ thì vấn đề cơ sở hạ tầng còn rất nhiều nan giải. Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thăng, Giám đốc Công ty TNHH Quốc tế TYG (TYGICO) cho biết, diện tích sản xuất và lưu kho của Công ty tại Cụm công nghiệp Ninh Sở (Thường Tín, Hà Nội) đang chật hẹp, không đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên Công ty mong muốn được chuyển đến khu công nghiệp có hạ tầng tốt hơn, diện tích rộng rãi hơn và thuận tiện hơn cho giao thông.

Nhưng theo ông Thăng, giá thuê đất tại các khu công nghiệp mới thường cao, không phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Theo thống của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), nhu cầu thuê luôn ở mức cao và có xu hướng tăng đã đẩy giá thuê đất tại các khu công nghiệp lên cao, với mức tăng trưởng ổn định từ 8-12%/năm.

Các doanh nghiệp còn phản ánh, với chi phí thuê đất lên tới 100-150 USD/m2 tại các khu công nghiệp lớn, nhiều doanh nghiệp không thể mở rộng sản xuất hoặc phải tìm kiếm các địa điểm sản xuất kém thuận lợi hơn.

Ngoài ra, khảo sát các doanh nghiệp tại Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2023 được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố vào tháng 5/2024 cho thấy, dù chỉ có 6% doanh nghiệp được khảo sát gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng, nhưng lại tăng hơn so với tỷ lệ 4,5% của năm 2022.

Trở ngại trong tiếp cận đất đai tiếp tục gia tăng bởi các rào cản liên quan đến thủ tục bao gồm thời gian giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính dài hơn so với quy định…

Đáng lưu ý là gần 73% doanh nghiệp được khảo sát cho biết phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh trong năm 2023 do gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai, cao hơn đáng kể so với kết quả khảo sát 2 năm trước.

Cần quy hoạch đồng bộ và ưu đãi tài chính

Những vấn đề trên cho thấy các doanh nghiệp không chỉ cần nguồn lực mà cần cả thời gian để mở rộng cơ sở hạ tầng.

Theo ông Hoàng Hữu Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ thuật và Công nghiệp Việt Nam (Intech Group), các cơ quan quản lý cần ưu tiên phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp dành riêng cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, đổi mới sáng tạo với chi phí mặt bằng và chính sách ưu đãi phù hợp nhằm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

Ông Thắng cho biết, trên thực tế, chi phí mặt bằng, chi phí để tìm kiếm và xây dựng mặt bằng với nhiều doanh nghiệp còn khó khăn, thậm chí có thể khiến các doanh nghiệp trong nước khó cạnh tranh và mất nhiều lợi thế với các doanh nghiệp FDI.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cho rằng, việc xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất… cần tính đến quy hoạch đồng bộ, đi kèm với đầu tư vào hạ tầng giao thông, cấp thoát nước, điện và xử lý môi trường. Điều này cần có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý, nhà phát triển khu công nghiệp và doanh nghiệp trong quá trình triển khai.

Để giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp kiến nghị xem xét các cơ chế hỗ trợ về chi phí thuê đất công nghiệp.

Ông Nguyễn Xuân Thăng cho rằng, cần có chính sách hỗ trợ giảm giá thuê đất tại các khu công nghiệp mới, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển đổi mặt bằng sản xuất để giúp các doanh nghiệp ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, theo các doanh nghiệp, các địa phương cần thực hiện hiệu quả hơn công tác cung cấp thông tin về quy hoạch, chính sách thuê đất, hỗ trợ tài chính và các dịch vụ tư vấn pháp lý… để giúp đẩy nhanh quá trình triển khai dự án và tiếp cận hạ tầng.