Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Lê Quân cho biết như vậy,Đềxuấtcónghịđịnhưuđãichogiáoviêndạynghềkết quả trận tokyo tại Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam và Tổng kết hội giảng nhà giáo GDNN TP. Hà Nội, chiều 3/11.
Theo Thứ trưởng Lê Quân, nghề giáo hiện nay đang đối mặt với rất nhiều thách thức, trong đó có những thách thức đến từ áp lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới trong bối cảnh cách mạng 4.0, bối cảnh phải nâng cao tự chủ. Hơn hết, phải làm sao tạo được nhiều cơ chế, chính sách thuận lợi nhất để hỗ trợ cho người học cũng như thầy cô giáo phát huy được vai trò của mình, với GDNN lại càng khó khăn hơn rất nhiều.
“Dạy chữ, dạy kiến thức đã khó, dạy nghề còn khó hơn vì đòi hỏi người thầy phải rất thạo nghề. Người thầy không thể chỉ ngồi đọc sách, trình chiếu từ slide trên lớp cho học sinh mà phải có nghề, điều này là rất quan trọng. Những nhà giáo phải gắn với môi trường doanh nghiệp thì mới có thể đào tạo được nguồn nhân lực trong GDNN” - Thứ trưởng Lê Quân nói.
Thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, Thứ trưởng Lê Quân cho rằng, trong suốt một thời gian dài nhà trường và doanh nghiệp luôn loay hoay trong tìm đầu ra. Điều này đến từ việc các doanh nghiệp có thói quen tuyển dụng và đào tạo lại nên việc hợp tác với nhà trường để đào tạo dường như là rất khó khăn. Thực tế, mô hình nhà trường và doanh nghiệp kết hợp đào tạo như các nước tiên tiến đang làm hiện nay còn rất hạn chế.
“Có lẽ chúng ta đã trải qua một giai đoạn dài cố gắng làm sao giảm tỷ lệ thất nghiệp, còn việc tính toán giảm chi phí đào tạo vẫn còn nương nhẹ, niềm tin vào chất lượng GDNN là chưa cao. Luật Việc làm đã ra đời nhưng chưa đưa vào triển khai được các chuẩn nghề nghiệp để doanh nghiệp cũng phải áp dụng các chuẩn đó khi tuyển dụng”, Thứ trưởng Lê Quân nói.
Thứ trưởng Lê Quân cũng cho rằng, trong bối cảnh giáo dục đại học đang phân tầng rất mạnh và tình trạng chạy theo bằng cấp vẫn còn dẫn đến sự lựa chọn vào GDNN còn hạn chế. Tuy nhiên, bản thân GDNN cũng chưa thực sự khẳng định được cho xã hội thấy đây là lựa chọn đúng đắn và tiến bộ. “GDNN là vô cùng vất vả, vì người thầy không chỉ truyền kỹ năng mà phải truyền lửa, truyền đam mê cho người học” - Thứ trưởng Lê Quân khẳng định.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng GDNN, hiện Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng đề án quy hoạch mạng lưới các cơ sở GDNN, nhằm tập trung tạo cơ chế chính sách thuận lợi nhất cho các trường phát triển, thực hiện tự chủ và gắn kết với các doanh nghiệp, cùng với đó là đề án nâng cao chất lượng GDNN.
Thứ trưởng Lê Quân cho rằng, cần tạo mọi điều kiện, cơ chế để nhà giáo gắn với doanh nghiệp nhiều hơn để người thầy vừa là người đào tạo, giảng dạy trong nhà trường song cũng là người kết nối sinh viên với doanh nghiệp, thị trường lao động và xã hội. “Trong lĩnh vực giáo dục chúng ta đã có nghị định ưu tiên cho các nhà giáo có trình độ cao, lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ cũng vậy. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể đề xuất với Chính phủ có nghị định ưu tiên, ưu đãi những nhà giáo GDNN có trình độ và chất lượng để thẩm định” - Thứ trưởng Lê Quân nhấn mạnh./.
Hội giảng nhà giáo GDNN năm 2017 có 5 giải tập thể, trong đó có 1 giải nhất, 2 giải nhì và 2 giải ba, Về giải cá nhân, đã có 123/126 nhà giáo tham gia hội giảng đoạt giải (chiếm 98%), trong đó có 13 nhà giáo đoạt giải nhất, 26 nhà giáo đoạt giải nhì, 78 nhà giáo đoạt giải ba và 6 nhà giáo đoạt giải khuyến khích. |
Mai Đan