【kết quả u17 tây ban nha】Vươn lên khẳng định mình
Có nhiều phụ nữ khi “giữa đường gãy gánh” cứ nghĩ cuộc sống sẽ đi vào ngõ cụt,ươnlnkhẳngđịkết quả u17 tây ban nha thế nhưng dưới sự vận động, giúp đỡ của xóm giềng, địa phương, họ không bỏ cuộc mà cố gắng vươn lên khẳng định mình...
Chị Thêu đan đát tại nhà.
Có đôi lần về ấp 9, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, tôi được cán bộ phụ nữ xã giới thiệu một vài gương phụ nữ tiêu biểu về phát triển kinh tế gia đình hay tích cực tham gia các phong trào phụ nữ tại địa phương. Chị nào cũng có cái giỏi, cái hay, trong số đó, ấn tượng nhất là chị Đào Thị Thêu, người phụ nữ có đôi mắt trầm buồn, ít nói, ít cười, nhưng mỗi khi chị cười lại khiến người đối diện cảm thấy dễ chịu.
Theo lời của bà Phát, mẹ chị Thêu, từ khi còn con gái, chị đã là đứa siêng năng, hiền lành. Thấy con đến tuổi lấy chồng, bà nhờ mai mối rồi gả khi tuổi mới đôi mươi. Cứ nghĩ con gái giỏi giang thì cuộc sống sẽ hạnh phúc, thế nhưng chị Thêu thường xuyên phải chịu cảnh đòn roi từ chồng, sau nhiều năm cam chịu, chị Thêu cùng con gái trở về nhà mẹ ruột sinh sống.
Gia đình bà Phát cũng không mấy khá giả nên khi về đây, mẹ con chị Thêu cũng gặp không ít khó khăn. Vì ngại lời ra tiếng vào, thời gian mới về, chị Thêu ít giao thiệp bên ngoài. Để xây dựng kinh tế riêng, chị gom góp ít vốn để chăn nuôi heo, đi làm thuê kiếm thêm nhưng cuộc sống vẫn vô cùng chật vật. Nhiều khi bế tắc, chị Thêu định gửi con gái cho mẹ để đi làm công nhân. Thấu hiểu hoàn cảnh của chị, cán bộ phụ nữ địa phương tới lui hỏi han, giúp đỡ khi chị có nhu cầu. Thấy được sự tận tình ấy nên chị Thêu có động lực để xây dựng cuộc sống mới.
Sự thay đổi tích cực bắt đầu khi địa phương mở lớp dạy nghề đan đát, nhiều người trong xóm theo học. Học xong, có người làm, người nghỉ vì chê nghề này kiếm ít tiền, riêng chị thì quyết tâm đeo đuổi. Chị Thêu nói: “Nghề này chỉ làm kiếm thêm thu nhập lúc nông nhàn nên mình đâu thể đòi hỏi phải có thu nhập cao. Vài ba triệu đồng là số tiền không lớn nhưng ở quê mỗi tháng được như vậy cũng ổn. Ai nghỉ thì nghỉ, tôi vẫn làm để kiếm tiền lo cho con”.
Khi được đặt hàng số lượng lớn, làm không kịp, chị Thêu phải mướn thêm nhân công, rồi thành lập tổ đan đát với 25 hộ gia đình. Đến nay, tổ hoạt động khá ổn định, mỗi gia đình trong tổ cũng kiếm được từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/tuần từ nghề này.
Chị Nguyễn Thị Hậu, ở ấp 9, chia sẻ: “Cũng nhờ Thêu đứng ra lãnh nguyên liệu rồi chia ra cho chị em cùng làm nên tổ duy trì phát triển đến giờ. Thấy vậy chứ công việc này cực lắm, đi giao nguyên liệu, đi gom hàng từng nhà ở nhiều ấp khác nữa chứ không phải chỉ ấp này. Thêu vừa chịu khó, vừa hiền lành nên ai cũng thương”.
Hiện tại, cuộc sống kinh tế gia đình chị Thêu ổn định, nhiều đàn ông đem lòng thương muốn đến nhưng chị đều từ chối. “Giờ niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi là con gái chăm ngoan, hiếu thảo. Khi nào con trưởng thành thì tôi mới yên tâm”, nói xong, chị Thêu đưa mắt nhìn xa xăm… Có lẽ với một người làm mẹ như chị giờ đây sự hy sinh để con mình vui vẻ mới là điều quan trọng nhất.
Cũng có cuộc sống hôn nhân “gãy gánh”, chị Tạ Thị Mỹ Lệ, ở ấp Phụng Sơn B, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, cũng cố gắng vươn lên, hăng hái cùng nhiều phụ nữ trong ấp phát triển nghề chuốt đũa.
Nói đến xóm chuốt đũa ở ấp Phụng Sơn chắc nhiều người biết đến bởi nó đã được hình thành mấy chục năm nay. Người có công đem nghề này về xóm là bà Ngân, mẹ chị Lệ - một phụ nữ quê ở Cần Thơ, lấy chồng về ấp này.
Là nghề “cha truyền, con nối” nên chị Lệ rành từ tấm bé. Sau khi lấy chồng, chị ít có dịp trau chuốt nghề mà thay vào đó là cùng chồng làm ruộng vườn, chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình.
Thế rồi, khi vợ chồng bỏ nhau, chị Lệ quay lại nghề chuốt đũa để mưu sinh và như để quên đi nỗi buồn của một phụ nữ có hôn nhân dang dở. Là nghề truyền thống nhưng nghề này cũng trải qua nhiều thăng trầm, nhiều người cũng đã từng bỏ cuộc. Chị Lệ chia sẻ: “Thấy buồn lòng khi chứng kiến những biến cố của nghề đũa xóm mình. Sau nhiều đêm suy nghĩ tôi quyết định nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì sản phẩm có chất lượng thì người tiêu dùng tự động sẽ quay lại thôi”.
Ý tưởng chị Lệ đưa ra vấp phải sự không đồng tình, vì nâng chất lượng sản phẩm sẽ tốn nhiều khâu đầu tư, chọn nguyên liệu, bảo quản sản phẩm… Không nản chí, chị Lệ bỏ công đi vận động từng nhà, sau một thời gian vất vả, mọi người đã nhận thấy được giá trị lâu dài của việc đưa đũa ra thị trường.
Hiện tại, sản phẩm của xóm đũa Tân Long làm ra được nhiều thương lái khen đẹp, rẻ, chất lượng bảo đảm. Nghe khen, người trong nghề ai cũng mát dạ; người ta bắt đầu nhớ đến công sức của chị Lệ bỏ ra thời gian trước. Chị Bé Tư, ở ấp Phụng Sơn B, nói: “Cô Lệ là một người có nghị lực, có ý chí vươn lên. Không chỉ mạnh mẽ trong công việc, cô còn rất nhiệt tình đi đầu trong nhiều hoạt động hội phụ nữ và phong trào ở địa phương”.
Là phụ nữ ai cũng muốn có một gia đình hạnh phúc, thế nhưng vì nhiều lý do, niềm mong muốn đó không trở thành hiện thực. Vượt qua nỗi buồn số phận, nhiều phụ nữ, trong đó tiêu biểu như chị Thêu, chị Lệ đã vươn lên khẳng định mình, sống có ích cho gia đình và cộng đồng.
Bài, ảnh: NHƯ NGUYỆT