Năm nay,íchtụruộngđấtKhôngđểlãngphíđấtgiảmsứcchonôngdâlịch thi đấu bóng đá hạng 2 ý diện tích đất canh tác vụ Xuân, vụ Mùa đạt 100% tại các huyện Nam Sách, Thị xã Kinh Môn, thành phố Chí Linh và nhiều huyện đạt đến trên 95% diện tích gieo cấy. Thực hiện chủ trương tích tụ ruộng đất để sản xuất tập trung ở tỉnh, đến nay tỉnh có 300 tổ chức, cá nhân thuê đất để xây dựng vùng sản xuất tập trung với quy mô 3.062 ha, quy mô mỗi vùng tối thiểu 5 ha trở lên.
Các địa phương có diện tích tích tụ nhiều như huyện Gia Lộc, Ninh Giang, Kim Thành, Bình Giang, Thanh Miện. Từ năm 2016 đến nay, tỉnh hỗ trợ tiền thuê đất với mỗi hộ có diện tích từ 5 ha trở lên trong thời gian trên 5 năm, được hỗ trợ tiền thuê đất là 5 triệu đồng/ha/năm trong vòng 2 năm đầu. Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh cũng cho biết: hiện nay tỉnh có khoảng trên 200 ha ruộng đất bỏ hoang và đây là những diện tích vùng trũng, vùng xa khu dân cư, vùng xen kẹt không thể canh tác được.
Tích tụ ruộng đất tạo những cánh đồng mẫu lớn đã tạo điều kiện nâng cao giá trị sản xuất, ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật và giảm thiểu công lao động cho người dân.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Thành (tỉnh Hải Dương) năm 2024 huyện có thêm 25 mô hình tích tụ ruộng đất để sản xuất lúa với khoảng 50 ha, nâng tổng số mô hình của toàn huyện lên 50 mô hình với diện tích hàng trăm ha. Huyện Kim Thành được đánh giá là một trong những huyện có diện tích đất nông nghiệp theo mô hình tích tụ ruộng đất cao nhất trong tỉnh. Các xã có nhiều diện hộ tích tụ ruộng đất thực hiện sản xuất lúa tập trung như Đại Đức, Kim Tân, Bình Dân, Kim Anh, Ngũ Phúc, Tam Kỳ, Cổ Dũng...
Việc tích tụ ruộng đất được canh tác trên cánh đồng lớn đã giúp giải quyết dứt điểm tình trạng ruộng bỏ hoang, nâng cao giá trị trong nông nghiệp cũng như đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, đưa cơ giới hóa vào sản xuất hàng hóa tập trung đem lại thu nhập cao cho người dân. Năm 2023, 100% mô hình của huyện Kim Thành đều đạt doanh thu cao gấp 2 - 3 lần so với sản xuất bình thường, trung bình một mô hình tích tụ ruộng đất cho doanh thu đạt từ 300 đến 400 triệu đồng/ha.
Trước đây, nhiều nơi của huyện Kim Thành tình trạng bỏ ruộng hoang diễn ra phổ biến gây tình trạng lãng phí đất canh tác trong sản xuất. Tại xã Đại Đức, huyện Kim Thành có thời điểm ruộng bỏ hoang lên đến 50 - 60% diện tích đất canh tác của xã.
Đứng trước thực trạng trên lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Đại Đức đã xin chủ trương của huyện cho một số hộ dân trong và ngoài xã mượn lại những diện tích đất không canh tác của người dân để sản xuất. Sau khi thực hiện việc tích tụ ruộng đất trong sản xuất, đến nay toàn xã không còn diện tích ruộng bỏ hoang, năng suất trồng lúa luôn ở mức cao so với bình quân chung của huyện.
Theo Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Đại Xuyên, xã Đại Đức, huyện Kim Thành thời điểm người dân bỏ hoang ruộng cao nhất vào năm 2018. Nguyên nhân là do cấy lúa vừa vất vả, thu nhập thấp. Nhiều thanh niên trong xã đi làm công ty cho thu nhập cao hơn, việc cấy gặt chủ yếu là người già trong xã, nhiều gia đình không có người cấy gặt nên đành chọn giải pháp bỏ hoang ruộng.
Đứng trước thực trạng trên, Ủy ban nhân dân xã đã vận động nhân dân tích tụ ruộng đất để tạo ra những cánh đồng lớn thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Xã đã cùng với các thôn vận động những gia đình có ruộng bỏ hoang không cấy cho các gia đình, đơn vị tích tụ ruộng đất mượn ruộng để cấy trồng. Chính quyền địa phương đứng ra làm trung gian giữa người dân, đơn vị tích tụ ruộng đất hợp đồng mượn đất đối với người có ruộng bỏ hoang để canh tác. Việc tích tụ ruộng đất hoang này đã tạo ra các cánh đồng mẫu lớn thuận lợi cho sản xuất hàng hóa tập trung. Với những ruộng kẹt giữa diện tích lớn mà vẫn canh tác các thôn sẽ vận động người dân đổi sang vị trí khác để những đơn vị tích tụ ruộng đất thuận lợi trong canh tác.