Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi,óngchờlợinhuậnngânhàngquýtrận thái lan hôm naybổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Kết quả mới là dự báo
Thông tin về kết quả kinh doanh quý II của các ngân hàng đã bắt đầu lác đác xuất hiện trong những ngày gần đây, nhưng phần lớn đều là các thông tin mang tính chất dự báo hoặc ước tính. Trong khi, hầu hết các ngân hàng chưa chính thức công bố báo cáo tài chính chi tiết.
Theo kết quả kinh doanh ước tính của VietinBank, đến 30/6/2021, dư nợ tín dụng ước đạt 1,06 triệu tỷ đồng, tăng 4,8% so với cuối năm 2020. Thu thuần dịch vụ đạt hơn 3.000 tỷ đồng, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm 2020, thu xử lý rủi ro đạt 1,4 nghìn tỷ đồng tăng 145% so với cùng kỳ 2020.
Ngoài ra, một số công ty chứng khoán cũng đưa ra những báo cáo dự báo về kết quả kinh doanh của một vài ngân hàng lớn.
SSI Research đưa ra dự báo lợi nhuận trước thuế quý II/2021 của Ngân hàng ACB có thể đạt tốc độ tăng trưởng 58% so với cùng kỳ năm ngoái, dự báo này được giải thích bởi tín dụng tăng tới 19 – 20% so với cùng kỳ và tỷ lệ thu nhập lãi thuần nới rộng so với cùng kỳ. Hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng của ACB cũng vẫn phát triển mạnh.
SSI Research ước tính lợi nhuận trước thuế quý II của Ngân hàng BIDV đạt 3.850 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ, nhờ tăng trưởng tín dụng 7% so với đầu năm (cao hơn mức 2,35% trong 6 tháng đầu năm 2020) và tỷ lệ thu nhập lãi thuần cũng nới rộng so với cùng kỳ. Với Ngân hàng Tiên phong (TPBank) và Ngân hàng Quốc tế (VIB), SSI Research dự báo tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của 2 ngân hàng này lần lượt đạt 57,6% và 58% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt thì đưa ra dự báo lợi nhuận trước thuế quý II/2021 của Techcombank dự kiến đạt 5.671 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 57% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ tổng thu nhập hoạt động.
Những con số khó diễn tả
Tuy một vài số liệu mang tính dự báo và ước tính đã phần nào hé lộ, nhưng thực chất sức khỏe tài chính và sức khỏe kinh doanh của từng ngân hàng đến đâu vẫn cần phải chờ các ngân hàng chính thức công bố báo cáo tài chính quý II. Thậm chí, nhà đầu tư nếu cần các con số rõ ràng hơn còn phải chờ báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm của các ngân hàng.
Đặc biệt, quý II/2021 cũng là thời điểm quan trọng đối với các ngân hàng trong việc hạch toán các con số kinh doanh bởi các ngân hàng bắt đầu thực hiện việc trích lập dự phòng theo quy định tại Thông tư 03/2021/TT-NHNN, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 5/2021.
Thông tư 03 là văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid–19. Một số nội dung cơ bản của Thông tư 01 ban hành cách đây hơn 1 năm là quy định về cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi phí và các quy định về việc thực hiện giữ nguyên nhóm nợ. Theo đó kể từ khi Thông tư 03 có hiệu lực, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã có một số thay đổi so với trước kia.
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - giảng viên Học viện Tài chính, các ngân hàng nếu thực hiện đúng các yêu cầu quy định tại Thông tư 03 thì lợi nhuận có thể sẽ bị giảm đi trên sổ sách. Lý do là một trong những điểm đáng chú ý của Thông tư 03 là các ngân hàng phải thực hiện trích lập dự phòng bổ sung trong một số trường hợp. Với những tính chất trên, cách trích lập dự phòng với một số trường hợp cũng sẽ khác so với giai đoạn trước và việc các ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng ra sao sẽ ảnh hưởng trực tiếp kết quả lợi nhuận của các ngân hàng trong quý II và những quý tiếp theo.
Về phía cơ quan quản lý, Ngân hàng Nhà nước cũng tỏ ra khá quan tâm đến thái độ nghiêm túc của các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện trích lập dự phòng. Một lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước gần đây cho biết, Thông tư 01 và 03 đã tạo điều kiện cho các ngân hàng cơ cấu, giãn, hoãn các khoản nợ, nhưng khẳng định: “Phải xem xét việc trích lập dự phòng rủi ro hợp lý, đảm bảo hài hòa, xác định các khoản nợ dù được cơ cấu nhưng vẫn phải nằm trong tầm kiểm soát rủi ro”.
Quy định của Thông tư 03 Thông tư 03 quy định, đối với các hợp đồng, thỏa thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ được ký kết trước ngày thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận đã ký kết về thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư số 01. Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, thỏa thuận nêu trên được thực hiện nếu nội dung sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định pháp luật và các quy định có liên quan của thông tư này. |
(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
Chí Tín