【lịch thi đấu bundesliga 1】Khai thác tiềm năng điện mặt trời
Cùng với xu hướng phát triển nguồn năng lượng sạch và bền vững,ềmnăngđiệnmặttrờlịch thi đấu bundesliga 1 trong thời gian qua, điện mặt trời ngày càng được nhiều hộ gia đình tại Hậu Giang cũng như doanh nghiệp quan tâm.
Nhiều hộ gia đình ở Hậu Giang lựa chọn lắp đặt ĐMTMN.
Sớm nhận thấy lợi ích từ sử dụng năng lượng mặt trời, từ năm 2019, ông Nguyễn Ngọc Sơn, ở xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, đã quyết định đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN). Qua tìm hiểu thông tin và được nhân viên ngành điện tư vấn công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng hộ gia đình, ông quyết định chọn lắp hệ thống ĐMTMN công suất 6kWp, chi phí đầu tư khoảng 120 triệu đồng. Sau hơn 1 năm sử dụng, điều ông Sơn hài lòng là mỗi tháng tiền điện giảm hẳn, thậm chí hàng tháng còn sản xuất dư để bán lại cho ngành điện. Nếu trước đây tổng điện năng tiêu thụ mỗi tháng khoảng 600kWh thì nay chỉ khoảng 400kWh, ngành điện còn mua lại số dư do hệ thống sản xuất ra, hơn 1 năm qua ông Sơn được nhận chi trả gần 11 triệu đồng.
Theo ông Sơn, xu hướng sử dụng hệ thống ĐMTMN ngày càng được quan tâm trong vài năm trở lại đây. Ngành điện thực hiện các bước hướng dẫn, khảo sát, thủ tục hợp đồng đơn giản, nhanh gọn và minh bạch cũng là một thuận lợi không nhỏ để khách hàng mạnh dạn đầu tư. Khi xác nhận chỉ số qua công tơ, ngành điện thanh toán tiền mua phần điện dư của hệ thống qua hình thức chuyển khoản.
Còn bà Lâm Kim Hội, cũng ở xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, lại chọn lắp ĐMTMN với công suất 3kWp. “Dù chỉ sử dụng điện sinh hoạt nhưng trước đây khi trời nóng tôi sử dụng điều hòa thường xuyên. Tiền điện mỗi tháng vào khoảng 700.000-800.000 đồng. Từ khi có điện mặt trời, mỗi lần đóng tiền điện đỡ “xót” hơn nhiều. Nhất là vào những tháng nắng nóng cao điểm, tổng điện năng tiêu thụ của gia đình cũng trên dưới 250kWh, giảm gần 100kWh so với trước khi lắp điện mặt trời”, bà Hội cho biết thêm.
Theo thống kê của Điện lực thành phố Ngã Bảy, từ đầu năm đến nay có 14 khách hàng lắp mới hệ thống ĐMTMN. Tổng số khách hàng lắp đặt ĐMTMN trên địa bàn hiện nay là 26 với tổng công suất 2.742kWp. Khi khách hàng đăng ký lắp đặt hệ thống ĐMTMN, Công ty Điện lực Hậu Giang sẽ tiến hành khảo sát và thông báo kết quả. Sau khi hoàn thành lắp đặt, nhân viên ngành điện kiểm tra đấu nối, lắp đặt công tơ 2 chiều miễn phí.
Với số giờ nắng trong năm khá cao, Hậu Giang có nhiều lợi thế để phát triển năng lượng mặt trời. Đây là xu hướng không chỉ với các hộ gia đình mà còn các doanh nghiệp lựa chọn Hậu Giang làm nơi đầu tư. Tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, dự án nhà máy điện mặt trời Hậu Giang quy mô 33,7ha là dự án điện mặt trời đầu tiên của tỉnh. Dự kiến hoàn tất xây dựng và phát điện lên lưới vào tháng 12-2020, dự án sẽ góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng bức xạ mặt trời ở Hậu Giang, phù hợp với chiến lược phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Theo thống kê của Sở Công thương tỉnh, đến nay toàn tỉnh có 216 khách hàng lắp đặt ĐMTMN, tổng công suất điện mặt trời lắp đặt là 5,847MWp. Ông Nguyễn Quốc Toàn, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh, thông tin thêm: Sở Công thương đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao kết hợp điện mặt trời áp mái; các dự án kết hợp khi đi vào thực tế sẽ thực hiện được nhiều mục tiêu, vừa phát triển kinh tế và khai thác được nguồn năng lượng sạch.
Theo quyết định của Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời (Quyết định 13/2020/QĐ-TTg) thì giá mua điện mặt trời mái nhà là 1.943 đồng/kWh (tương đương 8,38 cent), chưa bao gồm thuế VAT. Mức giá này sẽ áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại. Ngoài ra, đối với các hệ thống điện mặt trời nối lưới tại khu vực canh tác nông nghiệp, trang trại, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đã kiến nghị Bộ Công thương sớm có hướng dẫn chi tiết để phân biệt giữa hệ thống ĐMTMN và ĐMT nối lưới, tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác định giá mua bán điện theo đúng quy định, tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp muốn đầu tư dự án điện mặt trời kết hợp nông nghiệp.
Bài, ảnh: THIÊN NGỌC