【link đá bóng hôm nay】Thị trường chứng khoán tiếp tục tăng trưởng trong năm 2021

Thị trường chứng khoán có khả năng sẽ tăng điểm trở lại trong phiên hôm nay
Thị trường chứng khoán tăng trưởng ngoạn mục trong năm 2020
Phía sau sự hưng phấn của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán tiếp tục tăng trưởng trong năm 2021

Thanh khoản tăng cao

Tại Hội thảo “Triển vọng kinh tế - tài chính 2021- 2025: Cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán” vừa được Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam (VFCA) và Công ty cổ phần Chứng khoán Nhất Việt (VFS) tổ chức, ông Lê Long Giang, Chủ tịch VFCA cho rằng, ngược lại với những khó khăn của nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam năm vừa qua phục hồi mạnh mẽ, thu hút nhiều nhà đầu tư mới và thanh khoản tăng cao.

Những ngày đầu năm 2021 thị trường chứng khoán Việt Nam lần đầu tiên quay lại lịch sử tiệm cận 1.200 điểm sau 3 năm và đánh dấu 11 tuần liên tiếp thị trường tăng điểm mạnh.

Mặc dù sau khi chạm đỉnh thị trường đã có những phiên điều chỉnh nhưng không thể phủ nhận cơ hội tăng trưởng đối với thị trường chứng khoán trong nước thời gian tới là rất lớn.

Về triển vọng kinh tế tài chính của Việt Nam 2021 và một số định hướng đến 2025, trong đó nhận định về TTCK Việt Nam trong năm qua, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính – Tiền tệ quốc gia cho biết, TTCK Việt Nam có sự đồng pha với chứng khoán thế giới khi so với Nhật Bản và Mỹ, tuy nhiên mức tăng trưởng của chứng khoán Việt Nam ấn tượng hơn (122%).

Hầu như các nhóm ngành đều biến động mạnh, trong đó sản xuất giấy, môi giới chứng khoán và thép là 3 ngành có giá cổ phiếu biến động mạnh nhất.

Thanh khoản thị trường tăng nhanh, đi cùng nhịp với mức tăng của chỉ số. Khối lượng cổ phiếu giao dịch tăng từ 20 triệu cổ phiếu/ngày lên 196 triệu cổ phiếu/ngày, tương đương với mức thanh khoản 4.000 tỷ đồng/phiên lên 16.000 tỷ đồng/phiên.

Ông Trần Anh Thắng, Chủ tịch HĐQT VFS cho rằng, năm 2020 là một năm biến động mạnh của nền kinh tế thế giới do cuộc khủng hoảng Covid-19, nhưng cũng là một năm thăng hoa dành cho TTCK thế giới nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng. Điều này được thể hiện cụ thể qua các con số và biểu đồ phục hồi chữ V thần kỳ của chỉ số VN-Index.

“Giai đoạn quý 1/2020, Covid-19 bắt đầu lây lan trên khắp thế giới và xuất hiện những ca bệnh đầu tiên tại Việt Nam. Lo ngại những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh đến nền kinh tế, các nhà đầu tư đã bán tháo cổ phiếu mạnh mẽ, khiến chỉ số giảm hơn 300 điểm, rơi xuống vùng 650 – 660 điểm giai đoạn cuối tháng 3. Nhưng tính từ 31/3 tới cuối năm 2020, chỉ số tăng điểm không ngừng, từ mức gần 450 điểm và đóng cửa tại vùng 1100 điểm.

Bên cạnh đó, ông Thắng cũng nhắc đến yếu tố nhà đầu tư nước ngoài như là một nhân tố tác động rất mạnh đến TTCK Việt Nam 2020 ở cả hai chiều mua và bán. Cụ thể, khối lượng khớp lệnh bán ròng trên sàn HoSE đạt 35.000 tỷ đồng. Điểm tích cực hơn là đà bán ròng của khối ngoại đã có dấu hiệu giảm dần vào cuối năm.

Hai kịch bản cho thị trường chứng khoán 2021

Nêu bật những dấu ấn của TTCK cơ sở, đặc biệt là lượng nhà đầu tư mở tài khoản mới năm 2020 gấp đôi so với năm 2019, cũng như là con số thanh khoản kỉ lục khi giá trị giao dịch bình quân trong năm 2020 đạt trên 7,4 ngàn tỷ đồng/phiên, và đặc biệt thanh khoản tháng 12 tăng gấp đôi mức bình quân này, ông Trần Anh Thắng khẳng định, đà tăng của TTCK Việt Nam trong năm 2020 sẽ được duy trì trong năm 2021.

“Năm 2021 sẽ tiếp tục là một năm tăng trưởng của TTCK về thanh khoản (dự đoán tăng 30%) và điểm số (dự đoán tăng 14%), tuy nhiên tốc độ sẽ có phần kém hơn năm 2020 do triển vọng kinh tế đã được phản ánh một phần vào chỉ số. Vùng trũng có thể xảy ra vào nửa sau của năm 2021 khi mặt bằng lãi suất tăng, lực cầu mua trên thị trường ổn định”, ông Trần Anh Thắng nói.

Với những động lực phục hồi, tăng trưởng của kinh tế Việt Nam năm 2021, cùng với dư địa, tiềm năng phát triển của TTCK, những nỗ lực nâng hạng thị trường chứng khoán tiếp tục được đẩy mạnh, đại diện VFS dự báo 2 kịch bản cho TTCK năm 2021.

Theo đó, trong kịch bản 1, chỉ số Vn-Index năm 2021 có thể chạm đến ngưỡng 1250-1280. Tuy nhiên, cũng không loại trừ kịch bản xấu với các yếu tố rủi ro dịch bệnh, căng thẳng địa chính trị toàn cầu,VN-Index có thể lui về vùng 950-1050 điểm.

Khuyến nghị về giải pháp đối với nhà đầu tư trong năm 2021, chuyên gia Cấn Văn Lực nhấn mạnh, trong bối cảnh, xu hướng mới, yêu cầu mới cơ hội, thách thức mới, nhà đầu tư cần lưu ý các vấn đề gồm: Lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro, vì thế cần đầu tư theo “khẩu vị rủi ro” của mình; phải xác định rõ mục đích đầu tư; đa dạng hóa sản phẩm đầu tư; không dùng đòn bẩy quá nhiều; tránh tâm lý bầy đàn, theo phong trào; hãy là nhà đầu tư thông thái và/hoặc thông qua tổ chức kinh doanh chứng khoán...