【lịch thi đấu c】Nới lỏng chính sách để thu hút nhà đầu tư mua cổ phần DNNN

DNNN

Vấn đề chống thất thoát vốn nhà nước nhận được nhiều sự quan tâm tại họp báo chuyên đề. Ảnh: Tố Uyên

Đại diện Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết như vậy,ớilỏngchínhsáchđểthuhútnhàđầutưmuacổphầlịch thi đấu c tại cuộc họp báo chuyên đề của Bộ Tài chính, diễn ra chiều 16/3.

Nhà đầu tư không cần cùng ngành nghề với DN cổ phần hóa

Trình bày tại buổi họp báo, đại diện Cục Tài chính DN cho biết: Qua tổng kết tình hình triển khai công tác cổ phần hóa thời gian qua và để chuẩn bị cho các DNNN cổ phần hóa (CPH) trong giai đoạn 2016- 2020, Bộ Tài chính đã chủ trì xây dựng dự thảo nghị định mới về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, thay thế Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011, Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 và Nghị định số 116/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015.

Theo đó, dự thảo nghị định sẽ điều chỉnh tiêu chí lựa chọn và có chính sách bán cổ phần phù hợp cho cổ đông chiến lược đối với DN CPH.

Theo quy định hiện hành, nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần tại DN CPH có nghĩa vụ phải cung cấp các nguồn lực theo cam kết cho DN nhưng không được bán cổ phiếu trong vòng 5 năm, điều này dẫn tới quyền lợi của các nhà đầu tư chiến lược bị hạn chế so với nghĩa vụ phải thực hiện. Bên cạnh đó, việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược thời gian qua chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch và dễ dẫn đến thất thoát vốn Nhà nước.

Để khắc phục hạn chế trên, dự thảo nghị định điều chỉnh quy định việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược theo hướng quy định rõ trách nhiệm bồi thường khi vi phạm các cam kết của nhà đầu tư chiến lược, phải được thể hiện trong cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, dự thảo điều chỉnh việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược thực hiện sau cuộc bán đấu giá công khai, bỏ hình thức bán thỏa thuận trước. Ngoài ra, thay đổi thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phần của nhà đầu tư chiến lược là 3 năm.

Đặc biệt, dự thảo xóa bỏ quy định nhà đầu tư chiến lược phải có cùng ngành nghề kinh doanh chính của DN, chỉ cần có một số tiêu chuẩn như: có năng lực tài chính; có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm gần nhất (tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần) phải có lãi và không có lỗ lũy kế...

Cho phép dựng sổ để bán cổ phần lần đầu

Dự thảo nghị định cũng đã bổ sung quy định về xử lý đất đai đối với các DN quản lý nhiều đất đai ở những vị trí có lợi thế thương mại cao theo hướng yêu cầu DN CPH có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. DN phải xác định lại giá đất sát với giá thị trường.

Thêm vào đó, dự thảo nghị định cũng có các giải pháp tăng cường xử lý các vấn đề về tài chính trước và trong quá trình CPH nhằm đảm bảo ngăn chặn thất thoát vốn và tài sản nhà nước.

Ngoài ra, về chính sách bán cổ phần cho người lao động trong DN CPH, dự thảo đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho người lao động nắm giữ cổ phần tại DN sau cổ phần. Dự thảo cũng điều chỉnh theo hướng người lao động được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước, với giá bán bằng 60% giá trị một cổ phần tính theo mệnh giá. Phần giá trị ưu đãi này được trừ vào vốn nhà nước khi quyết toán và người lao động chỉ phải bỏ tiền để thanh toán 60% giá trị một cổ phần theo mệnh giá.

Một điểm quan trọng nữa dự thảo đề cập đến là về các phương thức bán cổ phần lần đầu, ngoài 3 phương thức bán cổ phần hiện hành, dự thảo bổ sung thêm phương pháp mới là phương pháp dựng sổ.

Về vấn đề này, trả lời câu hỏi liên quan đến câu chuyện gia đình Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa nắm tài sản khủng tại Công ty CP Điện Quang, đại diện Cục Tài chính DN cho biết: Hiện tượng thâu tóm cổ phần tại Công ty CP Điện Quang là do quá trình thực hiện bán vốn tại công ty cổ phần.

"Theo quy định về cơ chế CPH, lãnh đạo DN được mua cổ phần của DN theo 2 nội dung. Thứ nhất là mua cổ phần ưu đãi theo số năm công tác (Theo đó, mỗi năm được mua 100 cổ phần ưu đãi giá bán bằng 60% trên cơ sở giá bán thấp nhất của giá đấu thành công). Thứ hai là người lao động là chuyên gia trong DN có trình độ, khả năng cống hiến lớn thì Nghị định 59 và dự thảo lần này tiếp tục duy trì nội dung ngoài ưu đãi theo số năm công tác sẽ được ưu đãi quyền được mua thêm cổ phần"- đại diện Cục Tài chính DN nhấn mạnh.

Song song với những nội dung quan trọng nêu trên, dự thảo cũng tăng cường kiểm tra, giám sát và nâng cao năng lực và trách nhiệm của các tổ chức tài chính trung gian, các công ty kiểm toán, tư vấn... khi tham gia hoạt động hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi DN.

Với những quy định vừa “mở”, nới lỏng cho nhà đầu tư, vừa siết chặt việc quản lý, nhất là đối với đất đai, dự thảo nghị định mới về chuyển DNNN thành công ty cổ phần được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của DN cũng như chuyển đổi DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần trong thời gian tới và ngăn chặn thất thoát vốn và tài sản nhà nước tại DN./.

Tố Uyên