【bóng đá trức tiếp】Chăm lo nhà ở người có công
Ngồi trò chuyện cùng các con,ămlonhởngườbóng đá trức tiếp cháu trước sân nhà, Mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Bông, ở ấp Mỹ Hiệp, xã Hòa Mỹ, nói: “Bây giờ, nhà cửa kiên cố rồi, không còn sợ cảnh mưa dột gió lùa nữa. Tất cả là nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương”.
Mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Bông ấm lòng trước sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương.
Năm nay, mẹ Bông đã 77 tuổi, nhưng mẹ vẫn nhớ khá rõ những chuyện ngày xưa. Khi kể về truyền thống của gia đình, ánh mắt mẹ sáng lên niềm tự hào. Mẹ kể, ngày xưa chồng mẹ tham gia cách mạng từ thời trai trẻ. Khi lập gia đình ông vẫn tiếp tục cống hiến cho Tổ quốc. Những lần đối diện với kẻ thù, sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc, nhưng ông không hề nao núng, luôn một lòng với cách mạng, với Bác Hồ. Năm 1970, trong một trận đánh với quân thù, ông bị thương và mãi mãi nằm xuống lòng đất mẹ, để lại bao nỗi tiếc thương cho gia đình, người thân và đồng đội. Phát huy truyền thống cách mạng của gia đình, người con trai thứ ba của mẹ cũng hăng hái lên đường làm nghĩa vụ của người trai đối với Tổ quốc. Sau hai năm chiến đấu ở chiến trường Campuchia, anh cũng ra đi không hẹn ngày về, khi tuổi đời mới mười chín, đôi mươi.
Tri ân trước những đóng góp của những người từng cống hiến xương máu cho Tổ quốc, ngày nay gia đình mẹ đã được hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi dành cho người có công. Ngoài hưởng trợ cấp hàng tháng, mẹ còn được quan tâm hỗ trợ nhà ở. Cách đây khoảng 15 năm mẹ được hỗ trợ căn nhà tình nghĩa, giờ đây căn nhà đã xuống cấp, nhưng vì điều kiện kinh tế eo hẹp, nên mẹ cũng định bụng ráng dành dụm vài năm nữa rồi sửa lại. Thấu hiểu nỗi vất vả của gia đình mẹ, chính quyền địa phương đã vận động xã hội hóa, để gia đình mẹ có điều kiện sửa lại căn nhà. Dù số tiền hỗ trợ không nhiều, nhưng đó là tấm lòng của thế hệ hôm nay với những người đã không ngại hy sinh xương máu của mình cho nền hòa bình độc lập của dân tộc. “Hiện nay, vẫn còn nhiều gia đình chính sách gặp khó khăn về nhà ở, trong khi mẹ được hỗ trợ cất nhà rồi, nên cũng đâu dám nghĩ mình sẽ được hỗ trợ sửa chữa nữa. Chiến tranh đã cướp đi hai người thân yêu của mẹ, giờ đây mẹ đã được cả xã hội quan tâm, mẹ thấy an ủi lắm”, mẹ Bông bộc bạch.
Không riêng gia đình mẹ Bông, nhiều gia đình thương binh, liệt sĩ khác cũng được địa phương vận động xã hội hóa để hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, ổn định cuộc sống. Có cha là liệt sĩ, ông Nguyễn Quốc Tuấn, ở ấp Mỹ Thành gặp khó khăn về nhà ở cũng được hỗ trợ xây dựng căn nhà tình nghĩa. Ngoài kinh phí hỗ trợ 50 triệu đồng, gia đình cũng dành dụm đóng góp thêm, để xây dựng ngôi nhà kiên cố. Với ông, xây dựng được ngôi nhà như thế này là tâm nguyện ấp ủ từ lâu.
Từ năm 2016 đến nay, địa phương đã vận động xã hội hóa xây dựng 3 căn nhà tình nghĩa và sửa chữa 4 căn, với tổng kinh phí 200 triệu đồng. Những căn nhà tình nghĩa được sửa chữa hoặc xây dựng mới không chỉ giúp thân nhân người có công với cách mạng có được mái ấm an cư, mà còn thể hiện sự tri ân sâu sắc của thế hệ sau với những người đã từng có công với đất nước.
Ông Lê Hoàng Ba, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Mỹ, cho biết: “Thời gian tới, ngoài tranh thủ kinh phí từ tuyến trên, chúng tôi sẽ tiếp tục vận động xã hội hóa, để hỗ trợ những căn nhà tình nghĩa đến các gia đình chính sách gặp khó khăn về nhà ở, để mọi người an cư lạc nghiệp, xây dựng cuộc sống ấm no. Địa phương cũng tiếp tục vận động các nguồn lực, cũng như tạo điều kiện thuận lợi, để các gia đình chính sách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần”.
Xã Hòa Mỹ hiện có 288 gia đình chính sách hưởng trợ cấp thường xuyên, với tổng kinh phí chi trả khoảng 390 triệu đồng/tháng. Trong đó, có 5 mẹ Việt Nam anh hùng còn sống, 120 thương binh... |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU