La liga

【nhận định a league】TS. Lê Xuân Nghĩa: Khoanh nợ không đơn giản

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:World Cup   来源:World Cup  查看:  评论:0
内容摘要:Nợ thuế còn cao do giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19Đề xuất kéo dài thời gian cơ cấu nợ, nhận định a league

Nợ thuế còn cao do giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19
Đề xuất kéo dài thời gian cơ cấu nợ,êXuânNghĩaKhoanhnợkhôngđơngiảnhận định a league tạm hoãn trả nợ cho khách hàng ở vùng phong tỏa
Cục Thuế TPHCM: Khoanh nợ, xoá nợ thuế cho gần 280.000 trường hợp
TS. Lê Xuân Nghĩa
TS. Lê Xuân Nghĩa

Nhiều doanh nghiệp đã đồng loạt xin khoanh nợ, theo ông, điều này sẽ gây khó khăn như thế nào đến thị trường?

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú: Chính sách mới sẽ phù hợp hơn

Để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế, trong năm 2020 và 7 tháng năm 2021, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt, bám sát các diễn biến vĩ mô và tình hình thực tiễn để có những quyết sách kịp thời, phù hợp.

Cùng với đó, nhận thấy hiện trạng nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, rủi ro phát sinh từ dịch bệnh diễn biến phức tạp, trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục điều chỉnh Thông tư 01, Thông tư 03 theo hướng tăng cường hỗ trợ hơn cả về thời điểm được cơ cấu cũng như kéo dài thời hạn được phép cơ cấu các khoản nợ cho các doanh nghiệp.

Chính sách mới này nhằm phù hợp với thực trạng nền kinh tế, phù hợp từng đối tượng, loại hình, ngành nghề doanh nghiệp có những mức độ khó khăn khác nhau để đưa ra mức độ cơ cấu khác nhau. Hơn nữa, khi thiết kế và triển khai chính sách hỗ trợ này, chúng tôi cũng phải tính đến việc phối hợp các chính sách có tính tức thời cũng như có tính dài hạn hơn, vừa giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp trong lúc đang giãn cách trước mắt, đồng thời vẫn bảo đảm nguồn lực và tính phù hợp trong giai đoạn phục hồi nền kinh tế khi kết thúc giãn cách.

Để đạt các mục tiêu, NHNN cũng rất cần sự phối hợp các bộ, ngành về việc chấp thuận khi cơ cấu lại các khoản nợ lãi đến hạn, khoản tín dụng doanh nghiệp khó khăn chưa trả được sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn lực tài chính, lợi nhuận các ngân hàng, đến việc trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng thương mại.

Chuyên gia tài chính - ngân hàng TS. Cấn Văn Lực: Ngân sách phải bù nếu khoanh nợ

Với khoanh nợ, nếu sau này doanh nghiệp không trả được nợ thì ngân sách phải bù. Tuy nhiên, cơ chế chi ngân sách cho khoanh nợ hiện chủ yếu cho lĩnh vực nông nghiệp chịu thiên tai, lũ lụt... nên sẽ khó tạo được sự đồng thuận nhanh và hiệu quả khi áp dụng với các doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện ngân sách còn phải dành nhiều nguồn lực cho phòng chống dịch bệnh. Do đó, đề xuất này khó khả thi trong bối cảnh hiện nay.

Minh Chi (ghi)

Thực tế nợ xấu đang có nguy cơ tăng nhanh. Diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp khiến việc cơ cấu lại nợ không còn là giải pháp hữu hiệu, nên không chỉ doanh nghiệp mà cả ngân hàng đều mong muốn được thực hiện khoanh nợ. Tuy nhiên, việc này không đơn giản, thậm chí là rất khó vì liên quan đến ngân sách. Bởi để thực hiện được chính sách khoanh nợ, Chính phủ phải có nguồn ngân sách để trả nợ thay cho doanh nghiệp trong trường hợp hết thời gian khoanh nợ mà doanh nghiệp vẫn không thể trả nợ.

Để hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay, đâu là giải pháp hữu hiệu, thưa ông?

Giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, giảm nợ xấu hiện nay là Chính phủ phải đẩy nhanh các chính sách hỗ trợ hiện hành, bên cạnh đó, các ngân hàng phải chủ động tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro.

Chúng tôi rất mong doanh nghiệp Việt Nam có được sự hỗ trợ của Chính phủ mạnh mẽ và hiệu quả như các quốc gia khác tại châu Âu, châu Mỹ, Đông Bắc Á… đã làm. Theo đó, những hỗ trợ này có khối lượng tiền trên 10.000 tỷ USD, chiếm đến 30% GDP của các nước này. Nhưng tất nhiên, không phải Chính phủ nào cũng có thể cung ứng lượng tiền lớn như vậy, nên họ đều phải vay để tài trợ doanh nghiệp, vay từ dân, vay từ ngân hàng trung ương thông qua trái phiếu Chính phủ… Nghĩa là Chính phủ các nước dùng đến chính sách tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp, không phải sử dụng nguồn lực từ hệ thống ngân hàng thương mại.

Tại Việt Nam, nếu thực hiện đúng theo chỉ thị của cơ quan quản lý thì các ngân hàng thương mại vượt quá thông lệ quốc tế, tạo thành nhiều rủi ro tiềm ẩn cho các ngân hàng. Ngân hàng thương mại thực chất cũng là một doanh nghiệp, kinh doanh bằng tiền và lòng tin của người gửi tiền. Sự an toàn của các ngân hàng thương mại chính là để ổn định nền kĩnh tế vĩ mô và uy tín quốc gia.

Ông nhận định như thế nào về việc nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch đồng loạt xin giảm lãi suất cho vay?

Gần đây, một số doanh nghiệp lên tiếng đề nghị ngân hàng giảm lãi suất cho vay 3-5%/năm trên cơ sở so sánh lãi suất của nhiều nước trên thế giới tiệm cận mức 0%, lãi suất của Mỹ là 0,25%/năm. Nhưng theo tôi, đây là sự nhầm lẫn. Bởi mức lãi suất 0,25%/năm mà Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) áp dụng là lãi suất cho vay giữa Ngân hàng Trung ương Mỹ với các ngân hàng nhỏ để bù đắp thiếu hụt dự trữ bắt buộc, không phải lãi suất cho vay giữa ngân hàng thương mại với người dân, doanh nghiệp. Lãi suất điều hành này của FED chỉ tác động gián tiếp đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay qua thị trường liên ngân hàng.

Lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, yếu tố cơ bản là chi phí huy động vốn và chi phí hoạt động. Ngoài ra, ngân hàng còn phải gánh chi phí hoạt động lớn, dao động từ 2-4%. Vì vậy, ngân hàng thương mại đang phải cho vay bằng lãi suất huy động bình quân (bao gồm lãi suất tiền gửi tiết kiệm, lãi suất tiền gửi thanh toán…) cộng với chi phí hoạt động của ngân hàng.

Với lãi suất tiền gửi, lạm phát bình quân hiện nay khoảng 3,5%, trong khi lạm phát kỳ vọng năm 2021 là 4%. Nếu lãi suất tiền gửi bằng với lạm phát hoặc bằng với kỳ vọng lạm phát thì lãi suất thực bằng 0 vì đồng tiền mất giá 4%/năm. Trong trường hợp lãi suất tiền gửi bằng không hoặc xuống mức âm, người gửi có xu hướng rút tiền về để kinh doanh các lĩnh vực như chứng khoán, mua vàng, mua ngoại tệ, bất động sản… Khi đó, hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế rơi vào “bẫy thanh khoản”, có thể bị rút tiền ồ ạt.

Thực tế, lãi suất tiền gửi hiện nay của Việt Nam đã rất thấp. Một số ngân hàng nhỏ đã thấy áp lực thanh khoản khá lớn, nên thường đặt lãi suất huy động khá cao từ 6-7% dành cho tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do việc giãn, hoãn nợ nên nhiều ngân hàng cần tiền gửi bổ sung để đảm bảo tăng trưởng tín dụng từ 12-13% theo kế hoạch.

Hơn nữa, dù lợi nhuận ngân hàng công bố rất lớn, song thực chất là lợi nhuận có bao gồm cả các khoản giãn, hoãn nợ, là lợi nhuận dự tính thu được. Nên có khả năng khi dịch Covid-19 đi qua, hết hạn giãn, hoãn nợ theo quy định, nợ xấu tại các ngân hàng sẽ lộ rõ và tăng lên khiến trích lập dự phòng rủi ro tăng cao, ảnh hưởng tới lợi nhuận thực của các ngân hàng.

Với những phân tích trên, tôi thấy rằng, cơ hội để giảm tiếp lãi suất tiền gửi là rất thấp, nên cơ hội giảm lãi suất cho vay cũng khá thấp, khoảng 0,5-1% tùy điều kiện của từng ngân hàng, nên không thể có mức giảm 3-5% như nhiều doanh nghiệp và hiệp hội mong muốn.

Xin cảm ơn ông!

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap