游客发表

【viettel vs slna】Dược phẩm muốn xuất sang Nigeria phải mất 3

发帖时间:2025-01-10 08:04:33

duoc pham muon xuat sang nigeria phai mat 3 5 nam

Ông Ngô Khải Hoàn. Ảnh: Phan Thu.

Bên lề cuộc hội thảo "Xúc tiến thương mại sang thị trường Trung Đông- châu Phi" do Bộ Công Thương tổ chức sáng 18-8,ượcphẩmmuốnxuấtsangNigeriaphảimấviettel vs slna ông Ngô Khải Hoàn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Nam Á (Bộ Công Thương) đã cho biết như vậy. Thậm chí, một số nước còn phát sinh thêm các quy định khác kể từ khi kinh tế suy thoái.

Thưa ông, xin ông cho biết những lý do để châu Phi trở thành một thị trường tiềm năng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam?

Châu Phi được đánh giá là thị trường tiềm năng của Việt Nam với những đặc điểm như: Dân số 1,15 tỷ dân, nhu cầu hàng hóa chất lượng và giá cả vừa phải.

Kinh tế châu Phi có sự phát triển tốt trong 15 năm qua, tăng từ 2% (trong những năm 80, 90) lên 5% trong giai đoạn 2011-2014. Năm 2015 và 2016, do ảnh hưởng của suy thoái, giá xuất khẩu một số mặt hàng như dầu thô, kim loại xuống thấp khiến cho tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế châu Phi bị chững lại (năm 2015 GDP chỉ đạt 3,6% và dự kiến năm 2016 đạt 3,7%).

Ngoài ra, châu Phi còn cải cách nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng để thúc đẩy công nghiệp. Khi kinh tế phát triển sẽ đi đôi với việc tăng nhu cầu nhập khẩu. Đây là những yếu tố đã và đang khiến cho châu Phi trở thành một thị trường tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Nhu cầu hàng tiêu dùng nhập khẩu châu Phi là những mặt hàng nào?

Hàng hóa mà thị trường châu Phi hướng đến nhập khẩu rất đa dạng như gạo (theo đánh giá của FAO mỗi năm châu Phi có nhu cầu nhập khẩu từ 24-25 triệu tấn gạo), thủy sản, hạt tiêu, hạt điều, cà phê… Một số thị trường như Nigeria, Bờ Biển Ngà, Algeri, Ai Cập đã trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất những mặt hàng nói trên tại châu Phi.

Nhu cầu nhập khẩu đa dạng nhưng theo đánh giá của ông, hàng rào kỹ thuật của các nước châu Phi có là rào cản đối với các doanh nghiệp Việt Nam hay không?

Châu Phi có 55 nền kinh tế với những quy định khác nhau. Quả thật, quy định rào cản kỹ thuật là khó khăn cho hàng Việt Nam khi một số nước đưa ra quy định ngặt nghèo. Ví dụ như Nigeria, để có một mã sản phẩm dược phẩm đăng ký xuất khẩu sang thị trường này phải mất 3-5 năm, thậm chí, chi phí để mời cơ quan quản lý của Nigeria sang Việt Nam chúng ta cũng phải chi trả. Sau khi cơ quan này đi khảo sát, đánh giá và đồng ý thì chúng ta mới được xuất khẩu.

Bên cạnh đó, còn có một số rào cản mới nảy sinh gần đây do kinh tế suy thoái. Đơn cử như Ai Cập quy định một số mặt hàng khi xuất khẩu sang Ai Cập phải đăng ký với chính quyền Ai Cập. Bộ Công Thương đã phải giải quyết nhiều vướng mắc của doanh nghiệp bằng cách làm việc đại sứ quán, thương vụ để hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký tại Việt Nam. Một số thị trường còn tăng thuế nhập khẩu 10% nhiều mặt hàng làm ảnh hưởng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

Một số doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán thưa ông?


Trên thực tế, tập quán thanh toán của doanh nghiệp châu Phi ít khi dùng thanh toán bằng L/C mà chủ yếu dùng D/P. Vì thế doanh nghiệp e ngại vấn đề này.

Hơn thế, gần đây, có một vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc khi xuất khẩu sang Ai Cập đã chấp nhận cho thanh toán chậm, cho nợ trong khi doanh nghiệp Việt Nam lại yêu cầu thanh toán ngay. Trong bối cảnh nguồn thu ngoại tệ của Ai Cập giảm, nhà nước thắt chặt ngoại tệ khiến doanh nghiệp ít có cơ hội tiếp cận nguồn ngoại tệ, đương nhiên doanh nghiệp Ai Cập chọn doanh nghiệp Trung Quốc để được thanh toán sau.

Với những khó khăn nêu trên, Bộ Công Thương có giải pháp gì để giúp đỡ doanh nghiệp?


Để phát triển thị trường châu Phi, Bộ Công Thương có hệ thống thương vụ tại 5 quốc gia ở châu Phi, đồng thời có người kiêm nhiệm địa bàn rộng. Khi phát triển kinh doanh sang châu Phi, thương vụ là kênh hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất trong việc tư vấn, lưu ý kinh doanh về tập quán, thẩm tra, xác minh đối tác… cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, trong 6 tháng cuối năm 2016, Bộ Công Thương còn tổ chức 3 chương trình xúc tiến thương mại gồm xúc tiến thương mại quốc gia tại Nigeria và Gana để kết nối trực tiếp người mua; xúc tiến thương mại mặt hàng gạo tại 2 thị trường trọng điểm Gana và Bờ Biển Ngà; chương trình xúc tiến sang Kenya và Cameroon. Đây sẽ là cơ hội giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác có nhu cầu nhập khẩu. Tất nhiên, hiện nay giao thương trực tuyến và online là hình thức phổ biến nhưng lại xảy ra tình trạng lừa đảo. Điều này đã khiến cho hệ thống thương vụ quá tải trong việc thẩm tra doanh nghiệp, thậm chí còn tìm không ra.

Xin cảm ơn ông!

    热门排行

    友情链接