BP - 1. Trưa nay,ữngthoacuteiquenldquothuầnViệket qua bong da nu mexico trên đường đi làm về, tôi thấy một đám đông quây tròn phía trước tiệm cắt tóc gội đầu Thanh Nữ gần nhà. Dẫu đã trưa muộn nhưng không nén được sự tò mò, tôi cũng vòng xe trở lại và hợp vào đám đông đang mỗi ngày một đông thêm. Mấy anh công an cầm dùi cui chỉ trỏ để giải tán nhưng không được. Đám đông như đám bèo trong ao, cứ dẹp chỗ này lại dạt sang chỗ kia. Thật khổ, để tồn tại những đám đông kiểu này trên đường phố thật chẳng hay ho chút nào. Nó vừa tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông vừa thể hiện an ninh trật tự chưa được bảo đảm và mất mỹ quan đô thị. Thế nhưng chính sắc phục của mấy anh công an lại là tác nhân thu hút sự chú ý của đám đông - ấy là từ ý nghĩ của bản thân mà tôi suy ra thế! Này nhé, đang yên đang lành, công an đến gọi chủ quán ra để làm gì nếu như không “có vấn đề”!? Thế là hàng xóm bên phải, hàng xóm bên trái, người đi đường cùng chiều và cả người đi ngược chiều (trong đó có tôi) đều muốn biết cái “vấn đề” ấy là gì. Thế là tạo nên đám đông.
2. Nhớ hồi còn nhỏ, trong xóm tôi có ông Thoàn có thói quen rất xấu. Hễ cứ đi đến ngã ba đầu xóm là ông dừng lại, vạch quần để tiểu tiện. Cái chỗ ngã ba ấy có cây đa to, quanh năm tỏa bóng mát, lại ở đầu xóm nên ai đi chợ hay đi làm đồng về tới đó thường dừng lại ngồi lên những rễ đa, lấy nón ra quạt, ăn với nhau miếng trầu hoặc góp với nhau vài câu chuyện trước khi về nhà. Vì thế, nhiều người rất bực mình, có người nói thẳng vào mặt ông Thoàn là đồ bất lịch sự. Thế nhưng ông vẫn không bỏ được thói quen ấy.
Mà không hiểu sao người mình có nhiều thói quen khá kỳ cục. Đi ra đường, tôi rất sợ thói quen khạc nhổ của một số người. Trước mỗi kỳ đại hội Đảng hay bầu cử, nhiều người có thói quen “làm công tác nhân sự”. Bất kể ngồi ở quán cà phê hay ốc luộc, họ đều có thể lôi chuyện nhân sự ra nói. Nào chị này chắc chắn sẽ vào thường vụ, anh kia chưa chắc đã trúng chấp hành. Nào ông A, bà B sẽ trúng phiếu cao vì ứng cử ở địa bàn thuận lợi... Mỗi khi nghe các “nhà tổ chức” phán như đinh đóng cột, tôi chỉ biết gật gật đầu cho phải phép chứ chả dám nói gì. “Chuyện triều đình”, mình biết gì mà nói, không khéo lại vạ miệng! Rồi thói quen làm chung cho vui, như đi ăn uống, đi mua sắm, đi du lịch, thậm chí là đi vệ sinh chung. Thật khó tin khi đang ngồi trong cuộc họp, người ta có thể rủ nhau đi... WC cho vui! Rồi thói quen cứ muốn hơn người, bao giờ cũng thế, nền nhà của người xây sau cứ phải cao hơn của người xây trước vài phân!
Bạn tôi sống ở nước ngoài mới về chơi, nhận xét: Người mình hơi bị nhiều thói quen xấu và rất khó sửa. Thế nhưng bạn vẫn mong sao người mình có thêm lấy vài thói quen nữa. Ví như thói quen bỏ rác vô thùng chứ đừng ném xuống lòng đường; thói quen chôn súc vật chết chứ đừng ném xuống sông; thói quen nhường chỗ ngồi cho người già, trẻ em, phụ nữ trên xe công cộng... Tôi bật cười bảo bạn, mấy cái thói quen mà bạn vừa phàn nàn đều là những thói quen “thuần Việt” nên rất khó bỏ. Còn mấy cái mà bạn ao ước, như nhường chỗ cho người già, phụ nữ trên tàu, trên xe; dắt người khiếm thị qua đường hay bỏ rác vô thùng, không hút thuốc lá nơi công cộng... là những thứ ngoại nhập nên cần phải có thời gian mới trở thành thói quen được!
LT