【tỷ lệ nha cai】Nhiều DN ngừng hoạt động để chuyển hướng kinh doanh
Bà Phạm Thị Thu Hằng,ềuDNngừnghoạtđộngđểchuyểnhướtỷ lệ nha cai Tổng Thư kí Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trao đổi với báo giới bên lề Diễn đàn Đầu tư và Phát triển doanh nghiệp năm 2012 vừa diễn ra tại Hà Nội.
Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thời gian qua, hầu như không có sự dịch chuyển từ những doanh nghiệp có quy mô cực nhỏ, nhỏ lên doanh nghiệp có quy mô vừa. Cụ thể vấn đề này như thế nào, thưa bà?
Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức lớn về việc thiếu số lượng doanh nghiệp quy mô vừa và lớn. Các doanh nghiệp chỉ có thể kinh doanh hiệu quả được khi họ đủ lớn. Và các doanh nghiệp này có tác dụng dẫn dắt doanh nghiệp nhỏ đi theo, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập, vươn ra thị trường toàn cầu hiện nay. Đó là câu chuyện được cảnh báo từ nhiều năm nay nhưng đến nay tỉ lệ doanh nghiệp quy mô vừa và lớn của chúng ta vẫn thiếu.
Hiện nay hầu như không có sự dịch chuyển từ doanh nghiệp nhỏ lên doanh nghiệp vừa và lớn. Bởi vì để làm được điều này, các doanh nghiệp phải có vốn, và các điều kiện khác như trình độ quản trị, công nghệ mới... Khi đã vươn ra thị trường rộng lớn hơn, quản lí sản xuất kinh doanh trên quy mô lớn hơn, các doanh nghiệp phải đáp ứng được tất cả điều kiện về nguồn lực.
Nhưng điều đó lại đang là vấn đề rất hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, môi trường kinh doanh của chúng ta chưa thực sự tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển lên. Đây là điều rất đáng tiếc và làm cho chúng ta bị thiếu vắng một đội ngũ doanh nghiệp tầm trung có thể đưa nền kinh tế phát triển một cách mạnh mẽ hơn.
Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2012 có khoảng 55 nghìn doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động. Bà nhận định gì về con số này, thưa bà?
55 nghìn doanh nghiệp này bao gồm doanh nghiệp giải thể và doanh nghiệp ngừng hoạt động, cho nên con số doanh nghiệp giải thể thực tế ít hơn rất nhiều. Doanh nghiệp ngừng hoạt động là doanh nghiệp chưa rút lui khỏi thị trường. Con số đó chỉ thể hiện trong thời gian nhất định doanh nghiệp đang khó khăn và đang chuyển đổi hướng kinh doanh, tìm thị trường mới. Nó thể hiện sự năng động hơn của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm cơ hội mới mà thôi.
Nhưng có một thực tế là doanh nghiệp muốn giải thể nhưng gặp khó khăn về thủ tục giải thể, đối với các doanh nghiệp như vậy chúng ta cần hiểu thế nào, thưa bà?
Thực sự hiện nay công bố giải thể doanh nghiệp không phải việc khó, vì cơ chế đăng kí kinh doanh, thủ tục giải thể của Việt Nam đã được cải thiện nhiều. Điều quan trọng nhất trong việc tuyên bố giải thể của một doanh nghiệp liên quan đến vấn đề xử lí nợ và tài chính của doanh nghiệp. Việc này phụ thuộc nhiều vào năng lực của các doanh nghiệp bởi vì trong quá trình quản lí tài chính, xử lí nợ vẫn còn tồn tại một số vấn đề nhất định khiến doanh nghiệp lung túng. Khi đó sự hỗ trợ của các cơ quan tư vấn cũng như của cơ quan Nhà nước là cách để doanh nghiệp nhận thức được trách nhiệm nghĩa vụ của mình khi tuyên bố giải thể.
Vậy trong năm 2013, doanh nghiệp cần chính sách gì để có thể phục hồi sản xuất, thưa bà?
Việc hỗ trợ đến từng doanh nghiệp không còn phù hợp với xu thế hiện nay vì số lượng doanh nghiệp của chúng ta rất đông. Cách giải quyết như vậy không tạo ra được công bằng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp. Điều chúng ta cần phải làm là nhóm lại những doanh nghiệp có vấn đề giống nhau để tìm ra chính sách phù hợp và chỉ ra những khu vực phải ưu tiên phát triển. Ví dụ những ngành dịch vụ tài chính hay bất động sản có lẽ không phải là ưu tiên phát triển, nhưng những ngành về chế biến nông sản nên được chú trọng.
Thời gian tới, chúng tôi thấy thị trường vẫn là khó khăn với doanh nghiệp. Bởi vì thị trường thế giới bị ảnh hưởng còn thị trường nội địa suy giảm. Mặt khác, năng lực sản xuất, cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam cũng hạn chế, đặc biệt năng suất lao động rất thấp so với các nước xung quanh, các nước trong khu vực. Năng suất lao động thấp trong khi một số nguyên liệu đầu vào, kể cả mức lương tối thiểu tăng là thách thức lớn đối với doanh nghiệp.
Vì vậy, năng suất lao động là vấn đề rất nan giải của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Giữa hai yếu tố năng suất lao động và thị trường, năng suất vẫn là vấn đề lớn hơn và cần được quan tâm. Bởi lẽ so với các nước năng suất của chúng ta thấp nên không đủ sức cạnh tranh và chúng ta không vươn ra được thị trường quốc tế.
Xin cảm ơn bà!
Lương Bằng(ghi)