Hiện tượng bí ẩntồn tại xung quanh một đồ vật sẽ làm con người nghĩ ngay đến những trường hợp đồ vật bị ma ám hay nguyền rủa. Các nhà khoa học đang cố gắng giải mã từng bí mật xung quanh những hiện tượng siêu nhiên này,ệntượngbíẩntồntạiquanhbứctranhbịnguyềnrủsoi kèo mc vs leipzig trong đó, có bức tranh "Câu bé khóc", bức tranh được coi là bị nguyền rủa và là nguyên nhân của rất nhiều vụ cháy.
Nguồn gốc bức tranh "Cậu bé khóc"
“Cậu bé khóc” là một bức chân dung do họa sĩ Bruno Amadio vẽ, tác phẩm này trở nên nổi tiếng trong những năm 80 của thế kỷ XX. Từ đây, nó liền được in hàng loạt và tạo ra một cơn sốt thật sự. Lúc bấy giờ, đây là một trong những bức tranh được nhiều người Anh mua nhất.
Chân dung bức tranh 'Cậu bé khóc' với rất nhiều hiện tượng bí ẩn
Những đám cháy bí ẩn
Giai đoạn đầu nhiều người khi mua bản in của bức tranh vẫn báo cáo rằng họ có cảm giác rất lạ, đầy sợ hãi, ma mị khi thấy bức tranh này. Nhưng những điều đáng sợ liên quan đến lời nguyền bức tranh “cậu bé khóc” chỉ thực sự bắt đầu xuất hiện năm 1985.
Khi đó, đột ngột có hàng loạt các vụ cháy nhà bí ẩn tại Anh. Nhưng điều làm người lính cứu hỏa ngạc nhiên là trong tất cả các vụ cháy, vật dụng trong nhà đều bị thiêu rụi, duy chỉ có các bản sao bức tranh “cậu bé khóc” vẫn còn nguyên vẹn. Họ đều cho biết, hỏa hoạn xảy ra sau khi mua các bản sao của bức tranh “cậu bé khóc” về.
Những đám cháy và hiện tượng bí ẩn diễn ra quanh bức tranh
Một nhân chứng nổi tiếng bấy giờ về vụ bức tranh ma ám chính là cô Dora Mann ở Surrey, Anh. Cô là một người đam mê sưu tập tranh và đã mua bức chân dung “cậu bé khóc” về treo trong phòng tranh của mình. Tuy nhiên, đúng sáu tháng sau, một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi tất cả các bức tranh. Cả phòng tranh hư hại gần hết, chỉ trừ bức tranh “cậu bé khóc” là còn nguyên vẹn.
Nhiều giả thiết đặt ra để lý giải cho lời nguyền đeo bám bức chân dung này. Có người cho rằng, cha mẹ cậu bé đã chết trong một trận hỏa hoạn do bị hãm hại, khiến cậu bé trở thành trẻ mồ côi và cậu tiếp tục gây ra các vụ hỏa hoạn khác để trả thù.
Những vụ ám ảnh
Một người phụ nữ giàu khác cũng mua bản in của bức tranh này về. Bà tỏ ra rất thích và quý trọng bức tranh, luôn ngắm nhìn nó. Bỗng một ngày kia người ta thấy bà đập phá đồ đạc trong nhà và la hét kinh hoàng: “Thằng bé đã về rồi, thằng bé đã về rồi...”. Ngay sau đó, người ta đưa bà vào nhà thương điên. Bản in của người phụ nữ này tiếp tục lưu truyền qua nhiều người: một họa sĩ, một người thợ may, một tỷ phú, một nhân viên lập trình... và tất cả họ đều có tình trạng chung như người đàn bà trên, đều phát “điên” sau khi xem tranh.
Họa sĩ Bruno Amadio, cha đẻ của bức tranh 'Cậu bé khóc' ẩn chứa nhiều hiện tượng bí ẩn
Đi tìm lời giải
Tại một phòng thí nghiệm gần Watford, nơi chuyên nghiên cứu các vật cháy và phát cháy, các nhà nghiên cứu đang thử đốt cháy bức tranh “Cậu bé khóc” và kết quả có chút ngạc nhiên. Chỉ có viền khung tranh bị bắt lửa và cháy sém một góc còn bức tranh vẫn nguyên vẹn. Nhưng hóa ra nguyên nhân của việc các bức tranh luôn tồn tại trong các vụ hỏa hoạn lại hoàn toàn đơn giản.
Bức tranh được làm bằng chất liệu bìa rất cứng và khó bắt lửa, bảo vệ “Cậu bé khóc” không bị phá hủy bởi khói và nhiệt. Việc xuất hiện “Cậu bé khóc” trong các đám cháy là do ngẫu nhiên bởi bức tranh được in rất nhiều, hầu như các gia đình trong thời gian đó đều sở hữu một bức “Cậu bé khóc”. Nghiên cứu trên đã chứng minh được nguyên nhân của những đám cháy.
Anh Toàn
Bí ẩn hiện tượng 'sét hòn' nguy hiểm trong tự nhiên