【bangxep hang ngoaihang tay ban nha】DN Đồng Nai mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản

dn dong nai mo rong thi truong xuat khau nong san

Thu hoạch trái cây Nam bộ. Ảnh minh họa,ĐồngNaimởrộngthịtrườngxuấtkhẩunôngsảbangxep hang ngoaihang tay ban nha nguồn internet.

Ông Lê Văn Dành, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai cho biết: qua hoạt động xúc tiến thương mại, từ đầu năm đến nay đã có nhiều doanh nghiệp (DN) trong tỉnh ký kết được hợp đồng kinh tế, bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản.

Ông Nguyễn Hữu Hiểu, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Dofico) nhận định, dự kiến từ nay đến cuối năm, sẽ có nhiều loại trái cây được công ty xuất sang các thị trường trên. Ngoài ra, nhiều mặt hàng nông sản khác, như nha đam, cỏ, thức ăn gia súc... cũng có thể xuất khẩu với số lượng lớn. Hiện công ty đang liên doanh với các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp trong tỉnh để đáp ứng nhu cầu này.

Còn ông Đặng Trường Khanh, Giám đốc Công ty TNHH ca cao Trọng Đức, huyện Định Quán bày tỏ, DN đang chuẩn bị đưa ra thị trường thêm các sản phẩm mới là nước trái cây ca cao và rượu ca cao bò cạp và đang chuyển hướng từ xuất khẩu bột ca cao thô sang đầu tư vào chế biến sâu để tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu. Nhờ đó, DN tìm được cơ hội vào châu Phi, vốn là vùng đất của cây ca cao. Các khách hàng Nga, Nhật, Hàn Quốc... cũng rất quan tâm đến dòng sản phẩm không "đụng hàng" này. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay của DN là thiếu nguyên liệu sản xuất. DN rất cần hỗ trợ để mở rộng diện tích ca cao, tạo cơ sở để phát triển ngành chế biến. Theo đó, nông dân trồng ca cao cũng sẽ được hưởng lợi vì được đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

Công ty cổ phần Việt Nông Lâm, huyện Trảng Bom chuyên chế biến và xuất khẩu thức ăn gia súc từ các phế phẩm nông nghiệp, trung bình mỗi tháng công ty xuất khẩu từ 3.000 - 4.000 tấn thức ăn gia súc sang Hàn Quốc. Công ty cũng đã có đơn hàng xuất khẩu sang Nhật Bản. Thời gian đầu, công ty chủ yếu xuất khẩu qua trung gian. Đến nay, công ty đã làm việc trực tiếp với các DN Hàn Quốc nên sản phẩm xuất khẩu mang nhãn hàng của công ty với giá tốt hơn.

Theo Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai, chỉ tính riêng mặt hàng cà phê trong 6 tháng đầu năm 2014, tỉnh Đồng Nai xuất khẩu gần 130.000 tấn, tổng trị giá gần 276 triệu USD, tăng gần 33% về sản lượng và 30,3% về giá so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Tổng Công ty Tín Nghĩa xuất khẩu 82.000 tấn. Đây là doanh nghiệp chủ lực trong xuất khẩu của cả nước, niên vụ 2013 - 2014 này Tổng Công ty Tín Nghĩa có kế hoạch xuất khẩu 120.000 tấn với kim ngạch xuất khẩu 240 triệu USD cao nhất từ trước đến nay. Xuất khẩu nhân điều cũng tăng khả quan, ước đạt gần 11.000 tấn với tổng trị giá gần 70 triệu USD, tăng 12,6% về lượng và 20,7% về giá./.