【kết quả dortmund hôm nay】Phân tích vụ việc sau bắt giữ để cảnh báo quản lý rủi ro

phan tich vu viec sau bat giu de canh bao quan ly rui ro

Phân tích vụ việc sau bắt giữ để cảnh báo quản lý rủi ro (Trong ảnh lực lượng Hải quan tiến hành kiểm tra lô hàng thiết bị y tế nhập khẩu vi phạm). Ảnh: Q.H.

Hội nghị thu hút sự quan tâm của trên 60 cán bộ,ântíchvụviệcsaubắtgiữđểcảnhbáoquảnlýrủkết quả dortmund hôm nay công chức đến từ các đơn vị Vụ, Cục thuộc Tổng cục Hải quan và các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Trưởng Ban Quản lý rủi ro Hải quan Quách Đăng Hòa cho biết, song song với việc triển khai Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, Chính phủ Nhật Bản đã cử đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm hỗ trợ Hải quan Việt Nam trong việc đào tạo trong một số lĩnh vực, bao gồm quản lý rủi ro.

Các chuyên gia Hải quan Nhật Bản đã hỗ trợ cho Hải quan Việt Nam nhiều nội dung quan trọng như: Đánh giá tuân thủ doanh nghiệp, xếp hạng doanh nghiệp…, đặc biệt là xây dựng chiến lược quản lý rủi ro và phân tích PSA. Đến nay, cùng với việc tiếp thu những kinh nghiệm của Hải quan Nhật Bản, Ban Quản lý rủi ro đã phối hợp với các đơn vị hải quan địa phương xây dựng Chiến lược quản lý rủi ro áp dụng trong toàn ngành Hải quan năm 2015.

Chiến lược quản lý rủi ro và phân tích PSA được coi là cấu phần trong quy trình quản lý rủi ro của ngành Hải quan. Các hoạt động này được các nước trên thế giới áp dụng mạnh mẽ và đang phát huy hiệu quả.

Phân tích PSA thực chất là việc phân tích các vụ việc sau khi đã phát hiện, bắt giữ xử lý. Việc phân tích này nhằm ý nghĩa ngăn chặn các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại. Vì vậy, cơ quan Hải quan cần có quá trình nghiên cứu, phân tích nguyên nhân tại sao xảy ra các vụ việc, làm rõ những sở hở thiếu sót trong quá trình quản lý, chính sách, tổ chức thực hiện... Đồng thời, chỉ ra những định hướng, cảnh báo quản lý rủi ro trong tương lai đối với những vụ việc tương tự.

Thực chất hoạt động trên, đối với Hải quan Việt Nam không còn là vấn đề mới, được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, quá trình này chưa được hệ thống hóa, phương pháp hóa thành một kỹ thuật áp dụng quản lý rủi ro.

Tại Hội nghị, Cố vấn trưởng Dự án JICA Makoto Kato đánh giá cao Hải quan Việt Nam đã tổ chức Hội nghị chuyên đề về chiến lược quản lý rủi ro và phân tích PSA. Theo ông, quản lý rủi ro là một trong những công việc chủ chốt của hoạt động nghiệp vụ hải quan. Quá trình này nhằm hỗ trợ việc buôn bán quốc tế, vận chuyển hàng hóa qua biên giới đảm bảo an toàn.