【tile macao】Vận hành liên hồ: Hiệu quả chung, lợi ích kép

Điều tiết nước chống hạn,ậnhànhliênhồHiệuquảchunglợiíchkétile macao đẩy mặn mùa khô

Miền Trung – Tây Nguyên là khu vực có số giờ nắng, nóng cao của cả nước. Những năm gần đây, do hiện tượng El Nino, nắng nóng tại miền Trung - Tây Nguyên càng kéo dài, gay gắt, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố Quảng Nam, Đà Nẵng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng. Các hồ thủy điện tại khu vực đã làm tốt vai trò đảm bảo cấp nước phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu nông nghiệp, giúp chống hạn, đẩy mặn.

Vận hành liên hồ: Hiệu quả chung, lợi ích kép

Vận hành hiệu quả quy trình liên hồ giúp giảm đáng kể thiệt hại cho vùng hạ du trong mùa mưa bão

Ông Phạm Văn Binh - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Gia Lai - cho biết, việc điều tiết nước về hạ du trong mùa khô được các Sở, ngành, địa phương chú trọng, riêng Sở Công Thương đã có nhiều văn bản yêu cầu các chủ đập thủy điện phải nghiêm túc thực hiện việc điều tiết nước về hạ du trong mùa khô.

Tại tỉnh Quảng Nam, theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - ông Hồ Quang Bửu, trong mùa cạn năm 2021, các chủ đập thủy điện đã phối hợp tốt với địa phương trong công tác xây dựng kế hoạch và vận hành xả nước qua phát điện theo nhu cầu sử dụng nước ở hạ du.

Ông Ngô Xuân Thế - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương - cho rằng, quy trình vận hành liên hồ chứa đã thể hiện được nhiều ưu điểm trong điều tiết nước về hạ du vào mùa khô. “Nhờ việc thường xuyên cập nhật tình hình dự báo thủy văn, thời tiết cũng như kế hoạch sử dụng nước, thông tin lịch sửa chữa của nhà máy nên đến nay, mặc dù mùa khô 2021 đã và đang diễn ra các đợt nắng nóng gay gắt trong hơn 40 năm qua, lưu lượng nước về hồ A Vương rất kém nhưng nhìn chung khả năng đáp ứng nước cho hạ du từ nay đến hết mùa khô 2021 khả quan” - ông Thế cho biết.

Cắt lũ, giảm lũ, giảm thiểu tối đa rủi ro

Theo Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương, thời gian qua, đặc biệt trong tháng 10/2020, dưới tác động của thời tiết cực đoan khu vực miền Trung (từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi) bị ảnh hưởng liên tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới đã gây ra những đợt mưa lớn kéo dài, tổng lượng mưa phổ biến trên 1.000 mm. Riêng tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế lượng mưa đạt tới 2.500 mm vượt lũ lịch sử năm 1999. Mưa đặc biệt lớn và kéo dài là nguyên nhân chính đã gây nên lũ lớn, ngập lụt trên diện rộng nhiều khu vực tại các tỉnh miền Trung làm thiệt hại rất lớn về người và tài sản của nhân dân, cũng như các công trình hạ tầng trong khu vực. Tuy nhiên, các hồ thủy điện đã vận hành an toàn và tuân thủ quy trình vận hành (liên hồ, đơn hồ) được cấp thẩm quyền phê duyệt, không gây tác động bất lợi cho hạ du.

Tỉnh Thừa Thiên Huế là điển hình vận hành liên hồ cắt lũ, giảm lũ hiệu quả năm 2020. Theo Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế, việc vận hành điều tiết lũ các hồ chứa trong các đợt lũ vừa qua đã góp phần kéo dài thời gian xuất hiện đỉnh lũ ở hạ du, tức là làm chậm lũ; tăng thêm quỹ thời gian cho chính quyền và nhân dân vùng hạ du có thời gian chủ động triển khai công tác ứng phó với lũ lụt, làm giảm rất đáng kể thiệt hại có thể xảy ra.

Tại khu vực Tây Nguyên, ông Lê Như Nhất - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Kon Tum - cho biết, đối với các thủy điện có dung tích hồ chứa lớn như Plei Krông, Ya Ly, Thượng Kon Tum, Hồ cắt lũ kết hợp phát điện Đăk Bla đã thực hiện theo quy trình vận hành, giảm lũ cho vùng hạ du, kịp thời triển khai các giải pháp phòng, chống thiên tai, hạn chế thấp nhất các thiệt hại do thiên tai gây ra.