您现在的位置是:Empire777 > World Cup

【kèo bóng đá tối đêm nay】Cần chính thức hóa hoạt động sản xuất kinh doanh các làng nghề gỗ

Empire7772025-01-25 11:44:39【World Cup】9人已围观

简介Các chuyên gia bàn luận và đánh giá hoạt động kinh doanh của làng nghề tại cuộc hội thảo. Ảnh: NKĐó kèo bóng đá tối đêm nay

Gỗ

Các chuyên gia bàn luận và đánh giá hoạt động kinh doanh của làng nghề tại cuộc hội thảo. Ảnh: NK

Đó là đánh giá của các chuyên gia tại Hội thảo “Làng nghề gỗ trong bối cảnh hội nhập - Thực trạng và các lựa chọn về chính sách”,ầnchínhthứchóahoạtđộngsảnxuấtkinhdoanhcáclàngnghềgỗkèo bóng đá tối đêm nay do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phối hợp với Tổ chức Forest Trends tổ chức ngày 19/1/2018, tại Hà Nội.

74,5% số hộ tại 5 làng nghề không đăng kí kinh doanh

Theo ông Đặng Việt Quang, Chuyên gia nghiên cứu của Tổ chức Forest Trends, Việt Nam có khoảng hơn 300 làng nghề gỗ với hàng trăm nghìn lao động. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ tại làng nghề là hoạt động phi chính thức, vì chưa được công nhận một cách chính thống bởi hệ thống pháp luật hiện hành.

Forest Trends cũng tổ chức khảo sát tại 5 làng nghề cho thấy, có 74,5% số hộ không đăng kí kinh doanh; 64% số hộ không có mặt bằng sản xuất, phải sử dụng không gian sống của gia đình; 100% lao động thuê tại các hộ là hợp đồng miệng. Cùng với đó, khoảng 90% các giao dịch giữa các hộ sản xuất và hộ cung gỗ nguyên liệu, giữa hộ bán sản phẩm sau chế biến và người mua thiếu các bằng chứng về tính hợp pháp của gỗ... Đây là các khía cạnh cơ bản phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh phi chính thức tại các làng nghề.

Ông Tô Xuân Phúc, đại diện Forest Trends cũng cho hay, nếu các hộ có doanh thu cao mà không đăng kí kinh doanh, không nộp thuế thì đó là hoạt động bất hợp pháp. Việc kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh tại các làng nghề còn thiếu và yếu do không có đủ lực lượng, nguồn lực để kiểm tra, giám sát và do số hộ làm nghề quá lớn.

Trong khi đó, Hiệp định Đối tác Tự nguyện (VPA) được Chính phủ Việt Nam và EU thống nhất vào tháng 5 năm 2017 có mục tiêu loại bỏ gỗ bất hợp pháp ra khỏi chuỗi cung. Hiệp định đưa ra các quy định cụ thể về tính hợp pháp của các sản phẩm gỗ, bao gồm cả các sản phẩm được sản xuất ra bởi các hộ thuộc làng nghề. Các quy định này đòi hỏi các hộ cần đáp ứng các yêu cầu pháp lý có liên quan đến vận chuyển và buôn bán gỗ, trong chế biến và hoàn thành các nghĩa vụ về thuế, phí.

Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam: "Với thực trạng sản xuất, kinh doanh của các hộ trong làng nghề hiện nay, hầu hết các hộ tại các làng nghề được khảo sát không thể đáp ứng với các quy định này".

Hộ trong làng nghề tuân thủ pháp luật sẽ được tin tưởng hơn

Ông Nguyễn Văn Hà , Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng: "Truy xuất nguồn gốc sẽ là xu thế chung của toàn thế giới. Vì vậy, nếu các hộ trong làng nghề không rõ ràng trong kinh doanh, sản xuất sẽ hạn chế đến việc xuất khẩu. Với những hộ sử dụng trên 10 lao động trở lên thì phải đăng kí kinh doanh. Những hộ tuân thủ pháp luật sẽ được người tiêu dùng tin tưởng mua bán và xuất khẩu dễ dàng hơn những hộ hoạt động phi chính thức", ông Hà nói.

Đại diện tổ chức Forest Trends kiến nghị, lựa chọn chính sách tốt nhất cho các hộ tại các làng nghề gỗ hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập là hỗ trợ chính thức hóa các hộ kinh doanh.

"Chính thức hóa là cơ sở giúp các hộ đáp ứng được với các yêu cầu của Hiệp định thương mại song phương ký giữa Châu Âu với quốc gia đối tác xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, bao gồm tuân thủ các quy định hiện hành về các khía cạnh như sử dụng nguyên liệu đầu vào, sử dụng lao động, các biện pháp bảo vệ môi trường. Chính thức hóa sẽ có cơ hội giúp hộ cải thiện điều kiện làm việc, đáp ứng các yêu cầu về tính hợp pháp của sản phẩm gỗ, tạo nguồn thu cho ngân sách quốc gia", đại diện tổ chức Forest Trends nhấn mạnh.

Cụ thể, chính thức hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ tại các làng nghề đòi hỏi sự kết hợp của cả các biện pháp can thiệp mạnh và các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ của Chính phủ. Các biện pháp mạnh nhằm loại bỏ các hành vi và hoạt động bất hợp pháp của các hộ có điều kiện chuyển đổi sang chính thức, nhưng lợi dụng cơ chế hiện tại vì những lợi ích cá nhân của mình.

Đồng thời, chuyển đổi các hộ tại làng nghề sang hình thức chính thức cũng đòi hỏi sự giúp đỡ từ các tổ chức phát triển, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp và đặc biệt là nỗ lực của chính bản thân các hộ./.

Bài, ảnh: Khánh Linh

很赞哦!(6)