【ta88 app link】Đặt kỳ vọng và niềm tin vào khởi nghiệp
Trao đổi tại buổi Tọa đàm “Hậu Giang con đường khởi nghiệp” vào cuối tuần qua,Đặtkỳvọngvniềmtinvokhởinghiệta88 app link nhiều ý kiến chân thành đã được bày tỏ, đó là tâm tư và cũng là kỳ vọng cho việc khởi nghiệp trên đất mới Hậu Giang !
Dự án không gian làm việc xanh đến từ Trung tâm Hỗ trợ và phát triển sinh viên Cần Thơ.
Ông Lữ Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh: “Phát huy tinh thần khởi nghiệp”
- Tôi nhận thấy, các hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan, đã có nhiều mô hình, cách làm hay, giúp nông dân làm giàu như mô hình Hợp tác xã Giống nông nghiệp hoa Hoàng Tâm Dư; mô hình nuôi ếch, đều trên địa bàn huyện Phụng Hiệp. Bên cạnh đó, là việc thành lập được nhiều câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế giỏi, góp phần động viên, giúp đỡ thanh niên phát triển kinh tế, hỗ trợ nhau lập nghiệp, tiếp cận các nguồn vốn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm.. Tuy nhiên, hoạt động khởi nghiệp vẫn còn đơn lẻ, thiếu sự liên kết, chưa có chính sách hỗ trợ đầy đủ, thiếu sự tư vấn, hỗ trợ từ các chuyên gia, cơ quan chuyên môn về khởi nghiệp…
Nên buổi tọa đàm chính là dịp cùng nhau nhìn lại, ngồi lại với nhau xem xét câu chuyện khởi nghiệp. Khởi nghiệp được quan tâm, thực hiện tốt, đó sẽ là cơ hội không nhỏ để nâng tầm kinh tế địa phương, với những ý tưởng kinh doanh đột phá, táo bạo.
Tới đây, từng sở, ban ngành tỉnh theo chức năng của mình, phải quán triệt và quan tâm, tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho khởi nghiệp. Cần nghiên cứu xây dựng Đề án hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác đăng ký thành lập doanh nghiệp, xây dựng chuyên mục về khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trên một số trang tin điện tử, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong nghiên cứu, xây dựng ý tưởng, mô hình sản xuất kinh doanh, phát triển dự án khởi nghiệp, nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh thành lập Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp. Các tổ chức tín dụng cần đơn giản hóa quy trình, thủ tục cho vay nhằm hỗ trợ các cá nhân, tổ chức tiếp cận nguồn vốn vay; khuyến khích xây dựng mới và đa dạng hóa các sản phẩm cho vay, đặc biệt là hướng đến đối tượng tham gia khởi nghiệp.
Tinh thần khởi nghiệp cần được phát huy, từng mô hình, dự án khởi nghiệp thành công, thì sẽ góp phần quan trọng để Hậu Giang vươn tới và đạt được mục tiêu trở thành tỉnh khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi, Phó trưởng Phòng Quản lý khoa học, Giám đốc Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp, công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ: “Người khởi nghiệp cũng như võ sĩ quyền Anh, ngã đâu đứng lên ở đó…”
- Muốn khởi nghiệp được, trước tiên phải nhận thức được khởi nghiệp, nung đúc tinh thần khởi nghiệp. Chính phủ của chúng ta là Chính phủ kiến tạo và Quốc gia khởi nghiệp. Theo quan niệm của tôi, Quốc gia khởi nghiệp thì chúng ta phải là cộng đồng khởi nghiệp, địa phương khởi nghiệp mới dẫn đến là Quốc gia khởi nghiệp. Chính phủ rất quan tâm khởi nghiệp, Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 đã được phê duyệt. Với đề án này, các địa phương đều phải triển khai và thực hiện. Khi nói đến “Hệ sinh thái khởi nghiệp” phải có nhiều thành phần cùng tham gia vào và con đường khởi nghiệp phải có nhiều người cùng đi.
Mọi người khi nói về khởi nghiệp thường đề cập đến “chiến binh khởi nghiệp”. Nói cách khác, khởi nghiệp giống như võ sĩ quyền Anh, ngã đâu phải đứng lên ngay ở đó, đến khi nào không thể đứng dậy nổi mới chấm dứt. Khi chúng ta vẫn còn đứng lên được hãy cố gắng tiếp tục duy trì công việc của mình.
Theo tôi, khởi nghiệp sẽ xoay quanh 4 yếu tố cơ bản là: Know - biết (vấn đề để trang bị kiến thức, nâng tầm nhận thức của mình về khởi nghiệp); Like - thích (khi thích mới tiến hành làm và chuẩn bị các kiến thức, mô hình kinh doanh của mình); Trust - tin tưởng (tạo sự tin tưởng cho những nhà đầu tư khi tìm đến các mô hình của mình) và Love - tình yêu (tâm huyết để hoàn thành mô hình của mình). Trường Đại học Cần Thơ sẽ luôn sát cánh với tỉnh Hậu Giang để thực hiện một số hoạt động khởi nghiệp, chúng tôi sẽ trang bị kiến thức và nâng cao nhận thức về khởi nghiệp cho đối tượng sinh viên, thanh niên Hậu Giang.
Anh Lý Út Nữa, cán bộ khuyến nông thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp: “Tôi sẽ bắt đầu khởi nghiệp với những gì tôi đang có”
- Nhiều người biết đến tôi với mô hình nuôi trăn, thật sự thì đây là mô hình không mới, nhưng với tôi đó là một sự khởi nghiệp đầy gắn bó và phù hợp với đặc điểm của vùng đất mình đang sinh sống. Nhờ nắm bắt được những đặc điểm riêng có, biết được “địa lợi”, nên nghề nuôi trăn tuy không thể gọi là “khởi nghiệp sáng tạo”, nhưng với tôi hoàn toàn là mô hình khởi nghiệp hay. Đơn giản vì nó mang lại thu nhập và giúp người khác có thu nhập, mô hình được nhân rộng thì quá tốt rồi.
Từ buổi tọa đàm khởi nghiệp này, tôi thấy mình lại có thêm ý tưởng với nghề nuôi trăn. Trước giờ mình chỉ nuôi, rồi bán con giống hoặc trăn thịt, bây giờ tôi lại thấy cần nghiên cứu thêm về các loại bệnh có thể gặp trên con trăn, hay những sản phẩm làm từ da trăn chẳng hạn, sẽ rất khó khăn khi biến ý tưởng này thành hiện thực, nhưng người trẻ mà, rất cần sự dấn thân, dám nghĩ, dám làm.
Nghe diễn giả chia sẻ vấn đề về vốn chưa phải là quan trọng nhất, nhưng thực tế ở những vùng nông thôn như quê hương tôi, việc cầm được đồng vốn trên tay để gầy dựng một mô hình làm ăn mới chưa lúc nào là không cần thiết, nó luôn quan trọng và được mọi người nghĩ đến trước tiên. Tôi sẽ bắt đầu khởi nghiệp với những gì mình đang có, tôi đang nghĩ và tôi có kinh nghiệm, còn thành công sẽ là niềm tin của tôi, nhưng chắc chắn muốn khởi nghiệp thì ai cũng cần một điểm tựa cả!
Anh Bùi Văn Nhớ, đại diện nhóm dự án Hương Đồng: “Khi có trong tay ý tưởng tốt, không ngại chuyện không có vốn”
- Dự án Hương Đồng của chúng tôi với sản phẩm nước mát từ củ sâm đất, nghe tưởng chừng đơn giản, nhưng đó là cả quá trình ấp ủ, “thai nghén” hơn 3 năm trời, để đưa sản phẩm ra thị trường. Chúng tôi là ba người trẻ nhiệt huyết, ra trường chưa đầy 1 năm nữa, khi thực hiện dự án nước mát này, ban đầu phải nhờ sự giúp sức của gia đình, nhưng gia đình không có vốn nhiều, chỉ có đất, khi dự án bắt đầu “thành hình”, thì có nhà đầu tư liên hệ, họ sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền để đưa thương hiệu này trở thành mặt hàng thương mại thu hút, nhưng với chúng tôi, tôn chỉ hoạt động là “Hương Đồng - Sức khỏe cho người Việt”, với lại mình có những nguyên tắc kinh doanh riêng, nên sự hợp tác đã không thành công.
Mỗi ly nước mát thế này chỉ 10.000 đồng, nhưng cũng trầy trật lắm mới có thành phẩm và bây giờ chúng tôi rất tự tin với ý tưởng của mình. Cả ba chúng tôi đã bắt đầu có cuộc hành trình gắn bó với thương hiệu “Hương Đồng”, quyết tâm với nó, chứ không xem đây là nghề tay trái.
Con đường nào cũng có những khúc quanh, khúc cua, những chỗ khó đi và con đường khởi nghiệp chưa bao giờ là bằng phẳng, nên chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn trẻ là một khi đã có ý tưởng hay, khả thi thì đừng ngại trình bày, đừng ngại tìm đối tác, nhưng phải cẩn trọng, kinh doanh chưa bao giờ là đơn giản cả, nhưng ý tưởng là khởi đầu cho con đường khởi nghiệp thành công về sau này!
MỸ XUYÊN - HOÀNG NGUYÊN