【giải c2】Ngành thép: "Trước sóng cả vẫn vững tay chèo"
Giành lại thị trường
TheànhthépquotTrướcsóngcảvẫnvữngtaychègiải c2o báo cáo của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), những tháng cuối năm 2016, lượng thép sản xuất và tiêu thụ liên tục tăng trưởng, giá bán và xuất khẩu cũng tăng theo giá thế giới nhưng vẫn đảm bảo được sự ổn định của thị trường trong nước. Chỉ tính riêng sản xuất các sản phẩm thép trong tháng 11 của các doanh nghiệp thành viên tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm trước, lên 1,51 triệu tấn. Doanh số bán hàng sản phẩm thép các loại cũng tăng 19% so với tháng trước và tăng tới 37% so với cùng kỳ năm trước, lên 1,46 triệu tấn. Đáng chú ý, xuất khẩu sản phẩm thép các loại tăng tới 62% so với cùng kỳ năm trước và tăng 23% so với tháng trước, lên 256,2 nghìn tấn.
Tính chung 11 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu các mặt hàng thép tăng hơn 46% lên 2,46 triệu tấn; tổng sản lượng sản xuất các mặt hàng thép tăng hơn 19% lên 15,5 triệu tấn và doanh số bán hàng tăng hơn 27% lên 13,4 triệu tấn. Trong đó, xuất khẩu mặt hàng thép xây dựng tăng mạnh nhất, tới 64% lên 517 nghìn tấn, với sản lượng thép đạt 7,34 triệu tấn, và doanh số bán ra đạt 7,26 triệu tấn. Xếp thứ hai là thép cán nguội với mức tăng 59% lên 680 nghìn tấn. Sản lượng sản xuất và doanh số bán ra của mặt hàng này lần lượt đạt 3,4 triệu tấn và 1,89 triệu tấn. Ngoài ra, xuất khẩu tôn mạ cũng tăng tới 43% đạt 1,3 triệu tấn, với sản lượng và doanh số bán ra lần lượt là 2,9 triệu tấn và 2,6 triệu tấn.
Những con số trên có thể coi là kết quả của một loạt các biện pháp chống bán phá giá và ổn định thị trường trong suốt năm qua của Bộ Công Thương nhằm nỗ lực bảo vệ ngành thép trong nước trước sự xâm lấn của thép Trung Quốc. Ngay từ những ngày đầu năm, Bộ Công Thương đã có quyết định số 862/QĐ-BCT về việc áp thuế tự vệ tạm thời đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam. Việc áp dụng thuế tự vệ này đã ngay lập tức tác động tích cực vào việc sản xuất và tiêu thụ thép của cả nước. Chỉ trong quý I/2016, các thành viên của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã sản xuất được gần 374 nghìn tấn ống thép, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây được coi là một trong những “đỉnh cao” từ trước đến nay của ngành thép.
Thời điểm hiện tại, Bộ Công Thương vẫn đang tiếp tục điều tra đối với sản phẩm thép hình H và tôn mạ màu do Trung Quốc xuất khẩu vào Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch VSA nhận định: “Việc điều tra và có thể áp dụng thuế tự vệ này sẽ tiếp tục giúp ngăn chặn làn sóng phôi thép và thép ngoại giá rẻ tràn vào, tạo cơ hội cạnh tranh lành mạnh cho các nhà sản xuất thép trong nước. Điều này là một trong những động lực quan trọng để ngành thép Việt Nam giành lại thị trường và có những bứt phá trong thời gian tới” .
Xây dựng kế hoạch dài hạn
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, ngành thép Việt Nam mới chỉ sản xuất được phôi thép xây dựng với công suất 6 triệu tấn là nguyên liệu đầu vào cho ngành cán thép xây dựng. Trong khi, năm 2015, cả nước thiếu hụt tới 15 triệu tấn thép thô. Chính vì thế, nhập siêu thép của Việt Nam đã lên tới 6 -7 tỷ USD, ảnh hưởng đến cán cân thương mại và sự ổn định của kinh tế vĩ mô.
Bên cạnh đó, việc phát triển ngành thép hiện nay còn nhiều hạn chế như: Chất lượng quy hoạch chưa cao, các dự án còn manh mún, chưa có tính hệ thống, chưa gắn liền với nhu cầu đa dạng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, công tác xây dựng kế hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch chưa được triển khai quyết liệt, chưa cân đối được các nguồn lực, dẫn đến việc thực hiện quy hoạch không hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế…
Từ thực tế trên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã giao cho Bộ Công Thương gấp rút rà soát Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phấn phối thép giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2035 để điều chỉnh phù hợp nhu cầu thực tế. Tính đến nay, dự thảo mới đi được 1/5 quãng đường nhưng đã thường xuyên có những điều chỉnh mạnh mẽ trong công tác thẩm định, xây dựng kế hoạch.
Giữa tháng 11/2016, Bộ Công Thương tổ chức lấy ý kiến các Bộ, ngành, đơn vị có liên quan về dự thảo lần 1. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp từ các bộ ngành, đơn vị, tổ chức, cá nhân, hiệp hội, ngày 13/12/2016, Bộ Công Thương ban hành Dự thảo Lần 2 và tổ chức lấy ý kiến nhân dân và các địa phương trên phạm vi toàn quốc. So với dự thảo lần 1, dự thảo lần 2 có sự thay đổi đáng kể. Bộ Công Thương đã loại bỏ 12 dự án có quy mô nhỏ, hoạt động kém hiệu quả, chưa triển khai hoặc do địa phương đề xuất.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng đã quyết định giao việc thực hiện tư vấn cho 1 đơn vị nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam dưới sự chủ trì của Vụ Công nghiệp Nặng. Đơn vị này có trách nhiệm làm rõ xu hướng phát triển ngành thép thế giới và khu vực; Đồng thời đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành thép Việt Nam so với khu vực và trên thế giới cũng như việc lựa chọn nhà thầu, công nghệ và những đánh giá tác động về môi trường. Việc làm này nhằm tạo sự nhìn nhận khách quan và cũng thể hiện sự cầu thị trong việc xây dựng quy hoạch cho một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất của đất nước.
“Theo kế hoạch, Bộ Công Thương sẽ hoàn thiện dự thảo Quy hoạch ngành thép trình Thủ tướng xem xét vào quý IV năm 2017 để sớm có những bước tiến hành hiện thực hóa, đưa ngành công nghiệp thép Việt Nam có những bước tiến vững chắc trong thời gian tới” – Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định.
Theo "Dự thảo Quyết định Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035", ngành thép sẽ tập trung nâng cao tỉ trọng sản xuất thép thô từ gang lỏng và sắt xốp sản xuất trong nước đến năm 2020 sản xuất 21 triệu tấn; Năm 2025 đạt 46 triệu tấn; Năm 2035 đạt 55 triệu tấn. Đối với sản xuất phôi thép năm 2020 sản xuất đạt 32,3 triệu tấn; Năm 2025 đạt 57,3 triệu tấn; Năm 2035 đạt 66,3 triệu tấn. |