Phối hợp 4 bên quản lí xe ngoại giao
TheụcHảiquanTPHCMPhốihợpquảnlíhàngnhậpkhẩkèo pháp tối nayo quy định khi hết nhiệm kì công tác, các đối tượng ngoại giao hoặc là phải tái xuất xe ô tô, xe mô tô tạm nhập, hoặc phải chuyển nhượng, nộp đầy đủ 3 loại thuế (Thuế GTGT, thuế NK, thuế Tiêu thụ đặc biệt); hoặc phải tiêu hủy. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp không thực hiện theo quy định, sử dụng sai mục đích. Tính từ năm 2003 đến nay, tại TP.HCM có khoảng trên 100 xe ô tô NK qua các cửa khẩu TP.HCM theo diện ngoại giao sử dụng sai mục đích.
Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM Nguyễn Hữu Nghiệp cho biết, trước thực trạng vi phạm của các đối tượng sử dụng xe ô tô ngoại giao sử dụng sai mục đích, Cục Hải quan TP.HCM đã chủ động tổ chức cuộc họp với các đơn vị quản lý Nhà nước có liên quan, gồm: Công an TP.HCM, Sở Ngoại vụ và cơ quan Đăng kiểm, bàn biện pháp phối hợp quản lý hiệu quả đối với loại hình xe ô tô NK này, tránh thất thu ngân sách Nhà nước.
Mặc dù đánh giá của các đơn vị đều khẳng định, việc quản lý xe ô tô ngoại giao, đặc biệt là xe ô tô sử dụng sai mục đích tương đối khó khăn do liên quan đến vấn đề miễn trừ trách nhiệm, vấn đề ngoại giao. Tuy nhiên, các đơn vị đều thống nhất, nếu có sự liên kết phối hợp giữa các cơ quan thì việc quản lí sẽ thuận lợi và chặt chẽ hơn, ngăn chặn được hiện tượng lợi dụng chính sách để sử dụng sai mục đích đối với xe ô tô ngoại giao.
Theo Cục Hải quan TP.HCM, hiện nay các đơn vị đang góp ý hoàn tất dự thảo quy chế phối hợp để kí kết và áp dụng chính thức trong thời gian sớm nhất. Quy chế này sẽ quy định trách nhiệm cụ thể đối với từng đơn vị, các đơn vị sẽ phối hợp cung cấp thông tin trong việc quản lý.
Kiểm tra chất lượng hàng NK
Theo Cục Hải quan TP.HCM, theo quy định, hàng hóa NK thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra chuyên ngành, khi DN xuất trình giấy đăng kí kiểm tra chất lượng và được sự đồng ý của cơ quan quản lí chuyên ngành, các chi cục hải quan cửa khẩu đã giải quyết cho DN mang hàng hóa về kho riêng bảo quản, chờ kết quả kiểm tra nhà nước, nộp cho cơ quan Hải quan để hoàn tất thủ tục thông quan đối với lô hàng NK. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều trường hợp phớt lờ việc nộp các chứng từ này, thậm chí có những trường hợp tự ý đưa hàng NK không đạt chất lượng ra thị trường tiêu thụ. Tính đến cuối tháng 9-2013, tại các cửa khẩu TP.HCM vẫn còn gần 450 trường hợp quá thời hạn chưa nộp kết quả kiểm tra chất lượng nhà nước cho cơ quan Hải quan theo quy định.
Theo Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM Nguyễn Hữu Nghiệp để ngăn chặn hiện tượng trên, Cục Hải quan TP.HCM và Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM vừa kí kết Quy chế phối hợp trong việc kiểm tra nhà nước đối với hàng hóa NK phải kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa NK thuộc Danh mục hàng hóa nhóm 2 do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý làm thủ tục hải quan tại các chi cục hải quan trực thuộc Cục Hải quan TP. HCM.
Theo đó, hai bên phối hợp trao đổi, cung cấp kịp thời thông tin và hỗ trợ lẫn nhau trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa NK. Chậm nhất vào ngày 5 hàng tháng, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng TP.HCM gửi thông báo danh sách các lô hàng đã đăng ký kiểm tra chất lượng nhưng đã quá thời hạn bổ sung theo quy định mà người NK vẫn chưa hoàn thiện đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật cho Cục Hải quan TP.HCM để kiểm tra, đối chiếu và xử lý theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên theo quy định của pháp luật và sẽ thông báo kết quả xử lý cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng TP.HCM.
Đồng thời để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN chấp hành tốt pháp luật, hai bên phối hợp thực hiện quy định của Tổng cục Hải quan tại công văn 4289/TCHQ-GSQL ngày 29-7-2013 về việc quản lý hải quan đối với hàng hóa mang về bảo quản. Những DN đã vi phạm quy định về kiểm tra chất lượng hàng NK thì trong vòng 1 năm kể từ ngày vi phạm cơ quan Hải quan sẽ không cho DN mang hàng về kho bảo quản. Cục Hải quan TP. HCM hàng tháng sẽ cung cấp cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng danh sách DN vi phạm (của Cục Hải quan TP. HCM và các cục hải quan tỉnh, thành phố khác trên toàn quốc) quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa NK để làm căn cứ phối hợp.
Trong thời gian DN mang hàng về bảo quản chờ kết quả kiểm tra chất lượng để hoàn tất thủ tục hải quan, nếu Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng hoặc các chi cục hải quan phát hiện DN tự ý tiêu thụ hàng thì phải có biện pháp ngăn chặn để kịp thời phối hợp xử lý theo quy định hiện hành./.
Lê Thu