Vì sao dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa vận hành?ếnđườngsắtđôthịCáket qua bong da h2 duc | |
13 đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông sẽ chính thức vận hành thử vào sáng 12/12 | |
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 35.678 tỷ đồng |
Ga Cát Linh sẽ được kết nối với 8 tuyến buýt. Ảnh: Internet. |
Sau khi thực hiện phương án, hệ thống vận tải công cộng bằng xe buýt sẽ tăng lên 59 tuyến và bổ sung thêm 8 tuyến kết nối với ga Cát Linh, 1 tuyến kết nối với ga Yên Nghĩa.
Theo đó, ga Cát Linh sẽ được kết nối với 8 tuyến buýt gồm: 18, 23, 25, 38, 50, 90, 99 và BRT01.
Ngoài ra, có 2 tuyến buýt sẽ đổi lộ trình để kết nối với ga Cát Linh. Kết nối với ga Cát Linh trên đường Giảng Võ sẽ có 5 tuyến, gồm: 38, 18, 23, BRT 01, 90;
Kết nối với ga Cát Linh trên đường Hào Nam có 4 tuyến, gồm: 25, 50, 90, 99. Riêng tuyến buýt số 38 sẽ chỉ kết nối với ga Cát Linh theo một chiều (hướng Giảng Võ - Núi Trúc).
Bên cạnh đó, ga Yên Nghĩa cũng duy trì hoạt động của 20 tuyến buýt, gồm: 01, 02, 21A, 27, 37, 57, 62, 66, 72, 89, 91, 102, 123, 124, CNG 02, CNG 07, BRT 01, 75, 213 và 214.
Ngoài việc bổ sung xe buýt, Hà Nội cũng bổ sung thêm 17 điểm dừng xe buýt và di chuyển 9 điểm dừng xe buýt dọc tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Như vậy, toàn tuyến sẽ có 65 điểm dừng (2 chiều) với cự ly bình quan giữa các điểm dừng khoảng 400 m. Trong đó, 12 cặp điểm dừng xe buýt tiếp cận trực tiếp ngay trong khu vực nhà ga của 11 nhà ga đường sắt đô thị 2A.
Dự kiến, khi mạng lưới đường sắt đô thị TP Hà Nội hoàn thiện sẽ gia tăng tỉ lệ người dân sử dụng phương tiện hành khách công cộng tới 35-45%, giảm thị phần người sử dụng phương tiện cá nhân tham gia giao thông xuống 30%.
Đồng thời, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của khu vực và cải thiện môi trường đô thị nhờ giảm thiểu tắc nghẽn giao thông và tình trạng ô nhiễm.