Các doanh nghiệp dệt may chủ yếu vẫn sản xuất hàng gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài |
Cung ứng nguyên,ưngYênƯutiêncôngnghiệphỗtrợdệtỷ lệ bóng da phụ liệu còn hạn chế
Theo Sở Công Thương Hưng Yên, ngành dệt may được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp đi đầu trong phát triển, mở rộng thị trường trong giai đoạn kinh tế hội nhập. Tuy nhiên, hàng dệt may trên địa bàn tỉnh đang phải cạnh tranh quyết liệt với nhiều nước, nhất là trong điều kiện CNHT cung ứng nguyên phụ liệu cho dệt may vẫn còn hạn chế.
Theo đánh giá của ngành chức năng, phần lớn các doanh nghiệp (DN) dệt may trên địa bàn tỉnh chủ yếu sản xuất hàng gia công cho các DN nước ngoài nên bị lệ thuộc về thị trường và chịu nhiều thua thiệt hơn so với DN sản xuất theo hướng mua nguyên liệu - bán thành phẩm. Có những nguyên phụ liệu đơn giản như kim, chỉ, dây néo, móc áo, bao bì, nhãn mác... vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Hiện sản xuất theo phương thức FOB chỉ chiếm khoảng 13% và ODM (thiết kế, phát triển nguyên phụ liệu, sản xuất, giao hàng), thậm chí chỉ chiếm 2% trong tổng số các DN xuất khẩu hàng dệt may. Do đó giá trị thặng dư của ngành dệt may rất thấp vì giá trị nguyên phụ liệu chiếm từ 60 - 70% cộng với giá gia công từ 20- 25% giá trị sản phẩm.
Mặc dù, trong thời gian qua, tỉnh có định hướng chuyển hướng từ gia công sang làm chủ thiết kế nhưng vẫn chưa phát huy được hiệu quả. Do các DN còn hạn chế trong khâu thiết kế. Việc xây dựng thương hiệu Việt cho sản phẩm thời trang xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.
Đại diện Công ty TNHH Thiên Sơn (Tiên Lữ- Hưng Yên) chia sẻ: Một trong những điểm yếu của ngành dệt may là do CNHT chưa phát triển tương xứng với vị trí trong tổng thể ngành công nghiệp. Hầu hết DN dệt may có quy mô vừa và nhỏ nhiều năm liền không được đầu tư nên thiết bị cũ, lạc hậu. Nguyên nhân là do chi phí đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị lớn, đòi hỏi phải có nguồn vốn đủ lớn.
Nâng cao năng lực cạnh tranh
Để ngành dệt may phát triển bền vững, Hưng Yên đã xác định và quyết tâm phát triển CNHT nhằm giúp DN nâng cao lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực, cũng như phát triển ngành công nghiệp thời trang. Một số DN cũng đề xuất: Ngoài việc đẩy mạnh thu hút đầu tư cho CNHT ngành dệt may tại Khu công nghiệp dệt may Phố Nối, tỉnh cần có chính sách ưu đãi cho các DN đầu tư trong khu công nghiệp nguyên phụ liệu về tiền thuê đất, thuế giá trị gia tăng, thu nhập, miễn giảm thuế tùy theo chủng loại sản phẩm; cần khuyến khích đầu tư, hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thiết bị. Đồng thời, thành lập quỹ hỗ trợ, ưu đãi tín dụng trong các trường hợp: DN thực hiện phương thức FOB cho các đơn hàng có tỷ lệ nội địa hóa từ 50% trở lên, DN sản xuất thử nghiệm phụ tùng, vật tư thay thế ngoại nhập (thuốc nhuộm, tẩy) hay thiết bị trong dây chuyền sản xuất sản phẩm CNHT.
Ngoài ra, các DN dệt may trên địa bàn tỉnh cần phải xây dựng chiến lược cụ thể, huy động mọi nguồn lực để tập trung đầu tư chuyển đổi phương pháp gia công truyền thống CMT (cắt - ráp - hoàn thiện) sang phương thức FOB, từ đó góp phần làm tăng tỷ lệ nội địa hóa, giảm nhập khẩu, giảm chi phí sản xuất và được hưởng lợi từ việc giảm thuế.
Các DN dệt may cần nắm bắt thông tin, củng cố nguồn lực chất lượng cao, đầu tư phát triển về công nghệ, kỹ năng quản lý, tăng năng lực cạnh tranh để tận dụng tối đa cơ hội và ứng phó với những thách thức từ các hiệp định thương mại. |