【perth glory vs wellington phoenix】Giá than nhập từ Trung Quốc tăng 121%
Thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, hết tháng 8, cả nước nhập khẩu gần 9,374 triệu tấn than, với tổng trị giá kim ngạch đạt gần 934 triệu USD. Dù sản lượng giảm 2,6% so với cùng kỳ 2016 nhưng trị giá kim ngạch lại tăng đến 49,4%.
Các thị trường nhập khẩu than chủ yếu của Việt Nam là Indonesia, Australia, Nga, Trung Quốc, Malaysia... Trong đó, 3 thị trường có sản lượng nhập khẩu trên 1 triệu tấn là Indonesia, Australia, Nga.
8 tháng qua, sản lượng than đá nhập khẩu ở 3 thị trường chính là Australia, Nga, Trung Quốc giảm mạnh trong khi sản lượng nhập khẩu từ Indonesia tăng gần gấp đôi năm ngoái và vượt Australia trở thành thị trường có sản lượng nhập khẩu nhiều nhất của nước ta. Tuy nhiên, xét về trị giá kim ngạch Australia vẫn là quốc gia đứng ở vị trí số một.
Đáng chú ý, trong các thị trường chủ yếu, than nhập từ Trung Quốc có giá cao nhất đạt trung bình 178 USD/tấn, cao hơn mức bình quân cả nước 78,7%. Đặc biệt, mức giá này tăng tới gần 121% so với cùng kỳ 2016, bởi sản lượng nhập từ quốc gia này dù giảm gần 640 nghìn tấn, nhưng trị giá kim ngạch vẫn tăng tăng gần 19 triệu USD.
Trong bối cảnh ngoài nhiều nhà máy nhiệt điện than đã và sắp đi vào hoạt động, trong quy hoạch của ngành điện cũng xác định phải xây thêm nhiều nhà máy nhiệt điện than, trong khi nguồn than khai thác trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu, nên việc tăng mạnh sản lượng than nhập khẩu trong những năm tới là tất yếu.
Nhu cầu nhập khẩu than vẫn tăng mạnh trong những năm tới. Ảnh: Internet. |
Trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011- 2020 có xét đến năm 2030 (được điều chỉnh tại Quyết định 428/QĐ-TTg, ngày 18/3/2016), Chính phủ xác định mục tiêu với nhiệt điện than là: Khai thác tối đa nguồn than trong nước cho phát triển các nhà máy nhiệt điện, ưu tiên sử dụng than trong nước cho các nhà máy nhiệt điện khu vực miền Bắc.
Đến năm 2020, tổng công suất Khoảng 26.000 MW, sản xuất khoảng 131 tỷ kWh điện, chiếm khoảng 49,3% điện sản xuất, tiêu thụ khoảng 63 triệu tấn than; năm 2030, tổng công suất khoảng 55.300 MW, sản xuất khoảng 304 tỷ kWh, chiếm khoảng 53,2% điện sản xuất, tiêu thụ khoảng 129 triệu tấn than.
Và, do nguồn than sản xuất trong nước hạn chế, cần xây dựng một số nhà máy nhiệt điện tại các trung tâm điện lực: Duyên Hải, Long Phú, Sông Hậu, Long An... sử dụng nguồn than nhập khẩu.