Nỗ lực vì sự tôn vinh của xã hội
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Nhật Linh,ựhagraveovớisứmệnhldquotrồngngườ7m ty so ty le Trường Mẫu giáo Phú Riềng B, huyện Phú Riềng: “Khi mình yêu nghề, tình yêu sẽ nở hoa thơm, trái ngọt”.
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Nhật Linh, Trường Mẫu giáo Phú Riềng B, huyện Phú Riềng
“Tôi vẫn luôn tự hào vì mình là giáo viên mầm non, được yêu thương và chăm sóc bao lớp học trò. Giáo viên mầm non hay còn gọi là nghề “nuôi dạy trẻ”, cái nghề mà giáo dục luôn đi kèm với sự chăm sóc. Do đó, với tôi để gắn bó với nghề phải xuất phát từ tình yêu thương. Tôi có một niềm tin rất lớn với nghề, hơn nữa mong muốn các em, các cháu của mình thụ hưởng một cái gì đó. Để làm được điều đó thì đội ngũ giáo viên là người mang đến niềm vui cũng như kiến thức phù hợp với độ tuổi các cháu”.
Thầy Lữ Văn Tập, Tổ trưởng Tổ Sinh học, Trường THPT chuyên Quang Trung: “Hạnh phúc khi học trò trưởng thành”
Thầy Lữ Văn Tập, Tổ trưởng Tổ Sinh học, Trường THPT chuyên Quang Trung
“Với tôi, để có tiết dạy thành công, các em học sinh đam mê với bộ môn Sinh, người thầy phải sáng tạo, phải áp dụng mọi giải pháp để mỗi bài giảng không hề lặp lại mới thổi lên trong học sinh niềm đam mê học tập, tìm hiểu kiến thức. Để làm được điều này thứ nhất mình phải có đam mê, thứ hai là nhiệt huyết, thứ ba phải luôn tự học, tự rèn, đảm bảo chuyên môn, đáp ứng nhu cầu của nhà trường cũng như đào tạo học sinh. Và tôi cảm thấy rất vui, đặc biệt có rất nhiều thế hệ học sinh ra trường và các em đã có những thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Điều đó là hạnh phúc nhất của người giáo viên”.
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Am, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước: “Tạo điều kiện tốt nhất học sinh”
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Am, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước
“Tôi suốt đời gắn với ngành giáo dục và đào tạo. Từ khi học xong phổ thông, sau đó tình nguyện đi học sư phạm, học xong sư phạm ra rồi đi dạy (năm 1966). Trong quá trình dạy gặp rất nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong đời dạy học của tôi, kể cả đứng lớp hay làm cán bộ quản lý, tôi luôn thấy trách nhiệm của mình với học sinh, với ngành giáo dục. Khi đã về hưu, tôi cũng muốn góp công, góp sức cho việc học tập của các cháu, nên tham gia Hội Khuyến học tỉnh từ năm 2005 đến 2015. Và khi đã làm cũng bỏ hết công sức của mình để hội phát triển tốt, mục đích cuối cùng là tạo điều kiện cho một số em học sinh khó khăn có điều kiện đến trường, tiếp đó là khuyến khích các em học tập tốt hơn, để các em tiến bộ hơn”.
Chặng đường mới, trọng trách lớn
Cô Nguyễn Thị Hương Giang, Tổ phó tổ Văn, Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, huyện Hớn Quản: “Tự hào với nghề và trách nhiệm với học sinh”
Cô Nguyễn Thị Hương Giang, Tổ phó tổ Văn, Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, huyện Hớn Quản
“Tôi còn nhớ lần đầu tiên đứng trên bục giảng nhìn thấy ánh mắt của các em rất háo hức và chờ đợi để đón nhận những kiến thức mà mình mang tới. Niềm xúc động dâng lên và theo năm tháng thì yêu nghề từ lúc nào không biết. Ngoài dạy chữ, thầy cô phải dạy nhân cách để các em trở thành người công dân có ích cho đất nước cả về tài và đức. Mỗi một lứa học trò ra trường, thành công trong cuộc sống là điều khiến tôi rất hạnh phúc. Vì thế, tôi càng thêm tự hào về học sinh của mình, về nghề giáo mà mình đã chọn, đồng thời tự nhủ phải tiếp tục phấn đấu và cống hiến”.
Cô Lê Huỳnh Bội Ngọc, giáo viên Trường THPT Đồng Xoài, TP. Đồng Xoài: “Luôn nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ”
Cô Lê Huỳnh Bội Ngọc, giáo viên Trường THPT Đồng Xoài, TP. Đồng Xoài
“Khi nói về nghề giáo, thật sự tôi thấy như cái nghiệp, có duyên và phù hợp với nghề. Bởi trong quá trình đi dạy, tôi cảm thấy phải có trách nhiệm trong việc dạy dỗ các em để trở thành một học sinh chăm ngoan, có ích cho xã hội. Xu hướng hiện nay là công nghệ 4.0, giáo viên phải giúp các em phát triển theo phẩm chất và năng lực. Đến giờ tôi vẫn tự hào vì rất nhiệt huyết với nghề, vẫn đam mê với nghề. Yêu cầu của xã hội ngày càng cao, đặc biệt với ngành giáo dục, đòi hỏi đội ngũ giáo viên ngoài chuyên môn phải tự học, tự tích lũy và phải am hiểu công nghệ để đáp ứng công việc”.
Thầy Nguyễn Văn Diễn, quyền Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Chơn Thành: “Luôn cố gắng với sự tin tưởng của xã hội”
Thầy Nguyễn Văn Diễn, quyền Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Chơn Thành
“Mỗi dịp 20-11 trong lòng tôi rất xúc động và tự hào với công việc mình đang làm. 22 năm gắn bó với nghề, từ giáo viên, bí thư đoàn cho đến cán bộ quản lý ở ngành giáo dục và đào tạo thị xã Chơn Thành, ở mỗi cương vị có những nhiệm vụ riêng, nhưng tựu trung lại tôi thấy tự hào với vai trò của người thầy. Trong cuộc sống, trong xã hội, người thầy luôn được tôn vinh, tin tưởng, trao gửi niềm tin. Vì vậy mỗi dịp 20-11 là dịp mình nhìn lại chính mình để phải cố gắng hơn vì học trò, vì chất lượng giáo dục của quê hương, của tỉnh nhà”.