Empire777

* PGS.TS Trần Đình Thiên – Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, chuyê vđqg phap

【vđqg phap】Chính sách tài khoá

* PGS.TS Trần Đình Thiên – Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia,ínhsáchtàikhoávđqg phap chuyên gia kinh tế:

Chính sách tài khóa đã ngăn chặn hiệu quả lạm phát gia tăng

Chính phủ nói chung, Bộ Tài chính nói riêng đã rất nỗ lực, quyết liệt thực hiện các chương trình hỗ trợ, khắc phục khó khăn do đại dịch Covid-19, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Việc này không chỉ giúp cho nền kinh tế thoát khỏi khó khăn mà còn hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế - xã hội sau phục hồi. Với quyết tâm tranh thủ thời cơ phục hồi trước để vượt lên, Bộ Tài chính đã làm nhiều việc có ý nghĩa. Ví dụ như đồng thuận trong việc xây dựng chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển khi nền kinh tế - xã hội chuyển sang trạng thái thích ứng, an toàn và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Chính sách tài khoá - Điểm tựa cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế
PGS.TS Trần Đình Thiên

Một nỗ lực lớn nữa của Bộ Tài chính mà tôi đánh giá rất cao, đó chính là dùng chính sách tài khóa ngăn chặn sự gia tăng lạm phát. Xác định được lạm phát chủ yếu do chi phí đẩy nhập khẩu từ bên ngoài, để ngăn chặn hiệu quả chỉ có thể sử dụng giải pháp tài khóa, công cụ tài chính. Trong thành công chung của cả nước, có sự đóng góp rất lớn của Bộ Tài chính trong năm 2022.

Đối với năm 2023, Chính phủ đã nhất quán quan điểm điều hành là ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Năm 2023, dự báo kinh tế Việt Nam phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Cú sốc trên thị trường trái phiếu, sự biến động bất thường trên thị trường bất động sản, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, thậm chí cả những vấn đề liên quan đến mặt hàng xăng dầu… là những vấn đề phải tính đến.

Chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người dân vẫn cần phải phát huy cho giai đoạn tới. Trên thực tế, gói hỗ trợ thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội vẫn tiếp tục được thực hiện nhưng dư địa không còn nhiều, do đã thực hiện cơ bản trong năm 2022. Năm 2023, DN phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức do lãi suất thế giới cao, tỷ giá hối đoái tăng, các mạch vốn của nền kinh tế Việt Nam có phần ngưng trệ. Do đó, vẫn phải dựa vào chính sách tài khóa, hay nói cách khác, chính sách tài khóa vẫn phải đóng vai trò trụ cột, chi tiêu ngân sách phải hỗ trợ, giải ngân đầu tư công phải được thúc đẩy tốt hơn. Điều này cần sự nỗ lực rất lớn từ Bộ Tài chính.

Chính sách tài khoá - Điểm tựa cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế
Những kết quả ấn tượng về phát triểnkinh tế đất nước có đóng góp tích cực của ngành Tài chính.

* GS.TS Trần Thọ Đạt - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, chuyên gia kinh tế:

Chính sách tài khóa đã được thực hiện nhanh, mạnh và quyết liệt

Trong bối cảnh khó khăn về đà hồi phục chậm chạp của kinh tế thế giới hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang được coi là một điểm sáng, một sự phục hồi khá kiên cường trước các tác động của “cơn gió ngược” khi vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá cao. Có được kết quả này là do các chính sách tài khóa đã phát huy hiệu quả. Việc miễn giảm thuế, phí đã góp phần tích cực hỗ trợ người dân và DN khôi phục sản xuất kinh doanh, vượt qua giai đoạn khó khăn do sụt giảm thu nhập.

Chính sách tài khoá - Điểm tựa cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế
GS.TS Trần Thọ Đạt

Tôi đánh giá cao sự nỗ lực của các bộ, ngành, trong đó có Bộ Tài chính trong thực hiện các gói hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế. Theo báo cáo của Chính phủ, trong số hơn 230 nghìn tỷ đồng hỗ trợ thì có tới 64 nghìn tỷ đồng là tiền miễn giảm thuế. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2022/NĐ-CP về việc giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ tháng 2/2022, từ mức 10% xuống còn 8%. Ngoài ra, trên cơ sở đề xuất của Bộ Tài chính, Chính phủ đã xây dựng 2 nghị định vào tháng 5 về giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô và giảm một số sắc thuế.

Bộ Tài chính đã nỗ lực thực hiện quan điểm hỗ trợ tài khóa không nhất thiết là tăng chi hỗ trợ, mà việc ưu tiên giảm chi phí như giảm thuế, phí (giảm thuế GTGT, giảm các loại thuế, phí đối với xăng, dầu,…). Việc đưa chính sách đi vào cuộc sống đã được thực hiện nhanh, mạnh và quyết liệt. Chính sách miễn giảm thuế, phí đã góp phần gia tăng phần nào thu nhập của người dân, việc tăng tiêu dùng từ người dân sẽ có tác động tức thì “theo số nhân chi tiêu”, qua đó giải tỏa hàng hóa cho DN trong bối cảnh sức mua khá yếu hiện nay.

Đặc biệt, trong thời gian qua, chi phí do giá nguyên vật liệu đầu vào gia tăng đã tạo ra gánh nặng rất lớn với các DN vốn đã kiệt sức do dịch bệnh kéo dài. Do vậy, việc ban hành và thực thi các chính sách nhằm bình ổn giá nguyên liệu đầu vào sản xuất, chi phí lưu thông, vận chuyển hàng hóa là hết sức cần thiết.

Sang năm 2023, thực hiện chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách tài khóa nhằm hỗ trợ nền kinh tế, hướng đến 3 nội dung chính: hỗ trợ DN, hỗ trợ an sinh xã hội và tăng cường đầu tư công.

Trong bối cảnh nguồn thu bị giới hạn bởi tình hình kinh tế khó khăn và các chính sách hỗ trợ DN trong khi nhu cầu chi có xu hướng tăng lên, tôi cho rằng, việc đảm bảo cân đối NSNN là một thách thức lớn.

* TS. Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế:

Rất ấn tượng với nhiều chính sách của Bộ Tài chính

Năm 2022, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính tiếp tục điều hành chính sách tài khóa theo hướng tăng chi ngân sách để hỗ trợ người dân, DN trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế. Nhờ thực hiện nghiêm túc những chính sách tài khóa theo chương trình phục hồi kinh tế năm 2022 - 2023 đã giúp kích thích tiêu dùng, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tạo cơ sở cho việc tăng thu NSNN trong trung và dài hạn.

Chính sách tài khoá - Điểm tựa cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế
TS. Nguyễn Minh Phong

Bên cạnh đó, việc tăng chi đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, công nghệ thông tin, chuyển đổi số… giúp DN phục hồi, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, góp phần ổn định đời sống người lao động trong các DN. Cũng nhờ tăng vốn đầu tư từ NSNN đã góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế. Khi nguồn vốn đầu tư toàn xã hội tăng cao, sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2022 và những năm tiếp theo.

Tôi ấn tượng với 2 chính sách tài khóa đang phát huy hiệu quả tích cực. Thứ nhất, là chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí… theo gói phục hồi phát triển kinh tế được thực hiện tốt nhất vì trực tiếp được DN thụ hưởng mà không cần thông qua cơ chế xin cho. DN trong diện hỗ trợ chủ động, tự xếp mình vào nhóm được triển khai, sau đó làm công tác giải trình, đây là nhóm giải pháp được DN rất hoan nghênh mà được phủ rộng nhóm đối tượng thụ hưởng. Thứ hai là các chính sách góp phần giảm giá xăng dầu qua cơ chế giảm thuế, phí…, trong cơ cấu giá cơ sở của xăng dầu, giúp giá xăng dầu về cơ bản giữ mức giá được chấp nhận và cho đến nay vẫn phát huy tốt. Đây là hai biện pháp hữu hiệu thể hiện chức trách, cũng như thành công của Bộ Tài chính trong đề xuất và điều hành chính sách tài khóa giúp DN và nền kinh tế sớm phục hồi.

Để chính sách tài khóa phát huy hiệu quả trong thời gian tới, các bộ, ngành cần chủ động cập nhật và điều chỉnh phản ứng chính sách trước các biến động thị trường, trước các đề xuất kiến nghị của DN và những vấn đề an sinh xã hội đang phát sinh.

* PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế:

Thành công kép trong điều hành chính sách tài khóa

Năm 2022, Chính phủ, Bộ Tài chính đã đạt được thành công kép trong điều hành chính sách tài khóa, vừa hỗ trợ doanh nghiệp, vừa tăng thu cho ngân sách nhà nước khi các giải pháp về tài khóa phát huy tác dụng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Chính sách tài khoá - Điểm tựa cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh

Thành công đó càng có ý nghĩa hơn khi các khoản chi ngân sách cho công tác chống dịch, chi cho an sinh xã hội năm 2022 rất lớn. Ngân sách trung ương đã chi từ dự phòng gần 5,2 nghìn tỷ đồng và đã tạm cấp bổ sung gần 4,3 nghìn tỷ đồng cho 30 địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động... Để đảm bảo nguồn lực thực hiện chương trình phục hồi, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bổ sung 6.840 tỷ đồng thực hiện Chương trình phục hồi từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021. Các bộ, ngành, địa phương đã tiết kiệm, cắt giảm chi thường xuyên được hơn 500 tỷ đồng.

Những con số “biết nói” ấy cho thấy Bộ Tài chính đã khôn khéo trong điều hành chính sách tài khóa để đạt đa mục tiêu trong năm 2022. Việc vượt thu ngân sách nhà nước (NSNN) ở mức cao so với nhiều năm trở lại đây cho thấy các chính sách về miễn, giảm, giãn thuế, phí, lệ phí đã đi vào cuộc sống, DN phục hồi, kinh tế tăng trưởng trở lại mang lại nguồn thu bền vững hơn cho ngân sách. Đồng thời, Bộ Tài chính đã triển khai hiệu quả nhiều giải pháp góp phần tăng thu về cho ngân sách.

Dư luận đánh giá cao gói tài khóa hỗ trợ DN lớn chưa từng có của ngành Tài chính, lên tới hơn 233 nghìn tỷ đồng. Mặc dù điều kiện ngân sách còn khó khăn, cùng với các chính sách hỗ trợ về thuế, Chính phủ đã có các giải pháp hỗ trợ chi trực tiếp từ NSNN cho người dân theo Nghị quyết số 42/NQ-CP, Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ... Chính sách hỗ trợ của nước ta đã chú trọng tới bình đẳng, công bằng và người thuộc tầng lớp thu nhập thấp trong xã hội sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hơn. Đối với DN thì các chính sách ưu đãi đã “phủ” hầu hết các đối tượng DN, trong đó đặc biệt ưu đãi với các đối tượng DN nhỏ và vừa, hộ kinh doanh.

Tôi được biết, nhiều đại diện lãnh đạo DN đã đánh giá cao khi trong bối cảnh khó khăn, dù NSNN đang eo hẹp nhưng Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ DN chịu tác động bởi Covid-19. Bên cạnh nỗ lực vượt qua đại dịch bằng cách duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều DN đã đẩy mạnh hoạt động từ thiện, hỗ trợ người dân.

Bộ Tài chính đã rất kiên định trong điều hành khi tiếp tục căn cơ hơn chi tiêu, để có thêm được nguồn chi cho chống dịch, chi cho an sinh xã hội. Đây cũng chính là điều người dân và DN mong mỏi. Việc đảm bảo dự toán thu NSNN của năm 2022 đã góp phần quan trọng đáp ứng nguồn cho chi tiêu cũng như hỗ trợ tăng trưởng. Trong quá trình này cần chú ý tới việc kiểm soát chặt chi tiêu để giảm chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển, có như vậy mới thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.

* TS. Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia:

Chính sách tài khóa lan tỏa tích cực vào cuộc sống

Trong bối cảnh DN, người dân và cả nước nỗ lực phục hồi sản xuất - kinh doanh sau dịch Covid-19 dù môi trường quốc tế đang nhiều rủi ro - thách thức, các gói chính sách hỗ trợ theo kế hoạch chung và Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023 mà Quốc hội và Chính phủ đã ban hành từ đầu năm, trong đó có chính sách tài khóa đã và đang lan tỏa tích cực vào cuộc sống và thể hiện rõ nét qua 4 mặt.

Chính sách tài khoá - Điểm tựa cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế
TS. Cấn Văn Lực

Thứ nhất, sản xuất công nghiệp phục hồi nhờ dịch bệnh được kiểm soát và các chính sách hỗ trợ DN được ban hành và triển khai. Nhờ các chính sách kiểm soát dịch bệnh linh hoạt, chính sách tài khóa với giảm, giãn hoãn thuế, tiền thuê đất, ổn định chi phí đầu vào cho DN đã giúp hoạt động sản xuất – kinh doanh phục hồi tích cực.

Thứ hai, tiêu dùng trong nước phục hồi nhờ môi trường vĩ mô được duy trì ổn định và các chính sách giảm thuế.

Thứ ba, chính sách tài khóa đã góp phần kiểm soát giá cả, lạm phát trong bối cảnh tăng cao.

Thứ tư, đời sống xã hội được đảm bảo, tiến bộ xã hội tại Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P, Moody’s và Fitch đều nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức “tích cực” nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, ổn định môi trường vĩ mô và kiểm soát giá cả, lạm phát.

Trong những kết quả đó có đóng góp quan trọng của ngành Tài chính. Bộ Tài chính đã có sự chủ động, quyết liệt trong việc đề xuất và thực thi chính sách tài khóa để hỗ trợ người dân và DN vượt qua khó khăn gây ra bởi đại dịch Covid-19 theo tinh thần của Chương trình phục hồi nêu trên và đã đạt kết quả tích cực. Điển hình như: giảm 2% thuế suất thuế GTGT từ ngày 1/2 đến hết ngày 31/12/2022 đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% (còn 8%) trừ một số hàng hóa, dịch vụ; gia hạn thuế (quy mô 135 nghìn tỷ đồng); giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô lắp ráp trong nước; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay; giảm thuế suất thuế xuất nhập khẩu đổi với nhiều nhóm mặt hàng; giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, áp dụng từ ngày 1/4 đến hết ngày 31/12/2022.

Tôi cho rằng, để phát huy hiệu quả chính sách tài khóa trong thời gian tới cần đặc biệt chú trọng vào khâu triển khai và phối hợp chính sách. Mặc dù chương trình phục hồi được Quốc hội và Chính phủ ban hành khá sớm, từ tháng 1/2022, nhưng một số cấu phần còn chậm. Cấu phần đầu tư cơ sở hạ tầng (quy mô 113 nghìn tỷ đồng) vốn được kỳ vọng sẽ tạo cú hích cho phục hồi kinh tế, song đến nay vẫn chưa thể triển khai với nhiều nguyên nhân như giá nguyên vật liệu (sắt, thép, xi măng…) tăng cao ảnh hưởng tới khâu dự toán đầu tư; công tác chuẩn bị đầu tư của bộ, ngành, địa phương còn chậm... Việc triển khai gói hỗ trợ tiền thuê nhà còn vướng mắc do hướng dẫn thực hiện chưa chi tiết hoặc chậm trễ trong triển khai tại các địa phương.

Ngoài ra, cần tiếp tục phát huy phối hợp hiệu quả chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và chính sách giá cả, qua đó góp phần quan trọng kiểm soát lạm phát và ổn định tỷ giá, lãi suất trong tầm kiểm soát, để ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap