【kết quả giải vô địch】Giải cứu nông sản: Đừng là chuyện... dài kỳ

giai cuu nong san dung la chuyen dai ky

Đẩy mạnh liên kết sản xuất với tiêu thụ là một trong những giải pháp quan trọng giúp hạn chế tình trạng phải "giải cứu" nông sản. Ảnh: Nguyễn Thanh.

"Giải cứu" đủ thứ

Đầu tháng 3,ảicứunôngsảnĐừnglàchuyệndàikỳkết quả giải vô địch hàng nghìn tấn su hào, củ cải tại Mê Linh (Hà Nội) và Tứ Kỳ (Hải Dương) ế ẩm, giá giảm sâu, thậm chí không tiêu thụ nổi, nông dân phải nhổ bỏ. Để “giải cứu”, nhiều siêu thị cùng các tổ chức, đoàn, hội đã hưởng ứng, lập điểm bán hàng không lợi nhuận giúp bà con nông dân.

Nói về tình trạng trên, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Hồng Sơn cho rằng có 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất, theo quy luật đến cuối vụ Đông, đầu vụ Xuân, khi chuẩn bị kết thúc thời vụ cấy lúa Xuân, nông dân đều tận thu toàn bộ rau trên các vùng không chuyên để giải phóng ruộng, chuyển sang cấy lúa Xuân. Điều này khiến lượng rau đến kỳ thu hoạch cung cấp ra thị trường là rất lớn, vượt quá nhu cầu của thị trường. Thứ hai, do giá rau cao liên tục trong suốt cả 3 lứa rau của vụ Đông, thời vụ để chuyển sang trồng một số loại cây rau màu khác như dưa hấu, dưa lê… còn chưa đến, một số hộ dân tranh thủ trồng 1 vụ rau ưa lạnh vào vụ xuân sớm với hy vọng giá tiếp tục đạt cao đặc biệt vào thời điểm gối vụ. Do thời tiết ấm, cây sinh trưởng nhanh, thời điểm thu hoạch trùng lúc thu vét của rau vụ Đông lứa cuối nên dẫn đến hiện tượng dồn ứ về sản lượng. Thứ ba, thời tiết những tháng giáp Tết thuận lợi, nửa cuối tháng 2 và đầu tháng 3 trời ấm nên tiến độ gieo trồng một số rau ăn lá nhiệt đới trong vụ Xuân Hè như rau dền, rau muống, mùng tơi,... phát triển rất nhanh. Đến đầu tháng 3, nguồn cung khá dồi dào, đã bán ra thị trường khá nhiều. Sau một thời gian dài tiêu thụ các loại rau ôn đới, người tiêu dùng muốn thay đổi chủng loại rau nên tập trung tiêu thụ nhiều rau nhiệt đới.

Bàn ra ngoài phạm vi câu chuyện su hào, củ cải, có thể thấy “giải cứu” nông sản là vấn đề không hề mới mẻ. Những năm gần đây, điệp khúc “được mùa mất giá” lặp đi lặp lại và hàng loạt mặt hàng được hô hào “giải cứu” như: Dưa hấu, hành tỏi, thanh long, thịt lợn… Nhìn từ câu chuyện mới nhất đầu năm nay cũng như cả hệ thống nhiều năm trước đó, dễ thấy, một trong những lý do điển hình dẫn tới tình trạng nêu trên là bởi tư duy sản xuất bất ổn. Nông dân thiếu thông tin thị trường, vẫn sản xuất theo lối cũ, chỉ tập trung chạy theo mặt hàng có giá đắt đỏ nhất thời mà không lường trước diễn biến thị trường. Nói như đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội thì: Vấn đề giải cứu nông sản đã thành lệ, gây khó khăn cho bà con nông dân nhiều năm qua. Khi hỏi nhiều hộ nông dân của các xã, huyện xung quanh Hà Nội, hầu hết câu trả lời mà ông Cương nhận được là chưa bao giờ có bất kỳ cán bộ xã, huyện, tỉnh nào đến nói với nông dân trồng cái gì và không nên trồng cái gì. Còn theo ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội: “Phương thức sản xuất của người dân không thay đổi, chưa làm theo chuỗi. Bên cạnh đó, nông dân quen lối tiêu thụ truyền thống với sản phẩm không có nhãn mác, thương hiệu. Sản xuất chưa hướng tới người tiêu dùng mà hướng tới thương lái. Về lâu dài, cần phải định hướng tổ chức sản xuất theo chuỗi, thành lập hội sản xuất, đăng ký nhãn hiệu tập thể”.

Định hướng lại sản xuất

Xoay quanh câu chuyện “giải cứu” nông sản, ông Nguyễn Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho rằng: Giải pháp quan trọng là cần định hướng lại sản xuất, tránh tình trạng dồn ứ sản phẩm cục bộ. Ngoài ra, khâu liên kết sản xuất với tiêu thụ phải được đẩy mạnh, cung cấp rõ ràng thông tin về thị trường đến người dân để có hướng sản xuất phù hợp. “Thời gian tới, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản sẽ phối hợp với các Sở NN&PTNT giới thiệu một số DN đầu tư chế biến dây chuyền sấy khô, song các địa phương phải đa dạng hóa sản phẩm bởi nếu chỉ có mỗi sản phẩm thì sẽ thất bại”, ông Toản nói.

Còn theo ông Sơn, điều mấu chốt để tránh lặp lại “vết xe đổ” “được mùa mất giá”, “giải cứu” nông sản là các hộ nông dân cần tham gia vào chuỗi sản xuất, liên kết lại với nhau thành tổ đội sản xuất như tổ hợp tác, hợp tác xã. Việc này sẽ giúp nông dân chủ động sản xuất theo hợp đồng tiêu thụ được ký kết, tránh tình trạng sản xuất ra không biết bán cho ai. “Thời gian tới, Cục Trồng trọt cũng sẽ tăng cường chỉ đạo các mô hình liên kết có bao tiêu sản phẩm trên cơ sở xây dựng các Đề án phát triển sản xuất hàng hoá tập trung nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững của tỉnh; tăng cường chuyển giao các công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch để nông dân có thể kéo dài thời gian thu hoạch, chế biến sản phẩm khi nguồn cung vượt cầu”, ông Sơn cho hay.

Xoay quanh câu chuyện “giải cứu” nông sản, theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường: Hiện nay, sức sản xuất của tất cả ngành hàng nông sản rất lớn. Hai khâu yếu hơn cả được xác định là chế biến và tổ chức thị trường. Bộ NN&PTNT đang tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó đi sâu vào hai mảng đang yếu nêu trên. Lấy ví dụ điển hình trong trường hợp ngành rau quả, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay: Trong năm nay, dự kiến sẽ có 8 nhà máy chế biến rau quả được khởi công, khánh thành. Ngày 4/4 tới, nhà máy chế biến đầu tiên được khành thành tại Long An với tổng công suất là 200.000 tấn/năm và chuỗi sản phẩm khoảng 20 - 25 sản phẩm. Tiếp đến là các nhà máy ở Tây Ninh, Đồng Tháp, Gia Lai, Sơn La, Bắc Giang…“ Với nền sản xuất 8,6 triệu hộ như hiện nay, một năm không thể làm hết các ngành hàng. Tuy nhiên, lộ trình là phải đi đúng hướng, sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh:

Ngành nông nghiệp cần tổ chức tái cơ cấu lại trên cơ sở xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu chứ không thể đơn lẻ. Muốn vậy, cả ba Bộ: Công Thương, NN&PTNT và Khoa học và Công nghệ phải có sự phối hợp chặt chẽ trong cả xây dựng mô hình tổ chức sản xuất đến thị trường, mở cửa thị trường, làm sao để hàng hóa đáp ứng được yêu cầu, vượt qua hàng rào kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm…