【7mcn livescore】Xung đột chưa hồi kết tại Libya
Căng thẳng leo thang giữa hai phe đối địch ở ngoại ô Tripoli,độtchưahồikếttạ7mcn livescore Libya |
Tình hình tại Libya, vốn nhiều năm trong tình trạng chia rẽ chính trị, phân cực sâu sắc và bạo lực leo thang kể từ sau cuộc chính biến năm 2011 lật đổ nhà lãnh đạo Moamer Gadhafi, tiếp tục xấu đi sau khi Tướng Haftar ngày 4/4 ra lệnh cho các lực lượng ở miền Đông tiến về miền Tây, tấn công Tripoli với tuyên bố “giải phóng Tripoli, tiêu diệt khủng bố, xóa sổ các băng nhóm tội phạm”, đẩy xung đột với chính quyền được Liên hợp quốc (LHQ) hậu thuẫn ở Tripoli lên một nấc thang mới hết sức nguy hiểm. Đáp lại, Thủ tướng Fayez al-Sarraj tuyên bố sẽ sử dụng mọi biện pháp, đồng thời huy động quân tiếp viện từ các khu vực về Tripoli để bảo vệ Thủ đô.
Trong khi đó, tiến trình chính trị được LHQ thúc đẩy từ năm 2015 tại quốc gia Bắc Phi không chỉ "dậm chân tại chỗ" mà còn đang bên bờ vực đổ vỡ do cuộc giao tranh trên thực địa và những màn cáo buộc không khoan nhượng giữa hai phe phái đối địch tại Libya này. Mặc dù Đặc phái viên LHQ về Libya Ghassan Salame khẳng định quyết tâm tổ chức Hội nghị Dân tộc Libya theo đúng kế hoạch từ ngày 14-16/4 tại thị trấn Ghadames, Tây Nam Libya, song cũng phải thừa nhận rằng việc tiến hành sự kiện này vào thời điểm căng thẳng như hiện nay là hết sức khó khăn.
Những diễn biến nguy hiểm tại Libya cũng làm lung lay hy vọng về khả năng những nỗ lực ngoại giao con thoi của LHQ hơn 1 năm qua nhằm tháo gỡ các "nút thắt" trong cuộc khủng hoảng ở Libya có thể dẫn tới cuộc bầu cử theo đúng lộ trình tại quốc gia Bắc Phi. Thậm chí, dù Hội nghị Dân tộc Libya, dự kiến có sự tham gia của tất cả các phe phái chính trị, quân sự, kể cả những phe phái chưa từng tham gia các cuộc đối thoại trước đây, có diễn ra như kế hoạch thì cũng khó thu được thành công khi các lực lượng của Tướng Haftar đã giành quyền kiểm soát nhiều khu vực ở trong và xung quanh Thủ đô Tripoli, trong đó có sân bay chính, cán cân quyền lực giữa phe miền Đông và miền Tây đã thay đổi theo hướng có lợi cho Tướng Haftar. Tất cả những diễn biến trên đang phủ bóng đen lên con đường hòa giải và đối thoại chính trị ở Libya.
Một thực tế là nếu cuộc tấn công của các lực lượng miền Đông vào miền Tây có giành thắng lợi, thì điều này không khác gì việc “đặt dấu chấm hết” cho các thỏa thuận đã đạt được trước đó giữa Tướng Haftar và Thủ tướng Al-Sarraj về lộ trình chính trị và tổ chức bầu cử. Các lực lượng, nhóm vũ trang ủng hộ chính quyền Tripoli cũng sẽ buộc phải quy hàng LNA và đi đến tan rã. Tuy nhiên, không ai có thể biết được các cuộc giao tranh giữa hai phe đối địch ở Libya sẽ kéo dài bao lâu, vài tuần hay vài tháng, và đất nước Libya vẫn phải chịu cảnh "chia đôi sẻ nửa" với hai chính quyền ở miền Đông và Tây. Kịch bản này cũng hoàn toàn có thể xảy ra nếu các lực lượng miền Đông không đủ khả năng giành chiến thắng trong chiến dịch quân sự ở miền Tây khi vấp phải sự kháng cự quyết liệt của các lực lượng ủng hộ GNA, vốn cũng đã triển khai chiến dịch quân sự, huy động nhiều máy bay chiến đấu nhằm chặn bước tiến của lực lượng miền Đông.
Rõ ràng, Libya thời hậu "Mùa Xuân Arab" đang trở thành một đất nước bị phân chia và cạnh tranh quyền lực, các phe phái chính trị lợi dụng mâu thuẫn giữa các bộ tộc để kích động đối đầu, khiến quốc gia Bắc Phi này ngày càng phức tạp và hỗn loạn, mất an ninh, bất ổn kinh tế, xã hội. Tất cả những diễn biến trên đang đòi hỏi các bên cần đưa ra một giải pháp nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài suốt 8 năm qua.
Ấn Độ - Pakistan: Mô hình của những xung đột tương lai | |
Nguy cơ xung đột thương mại Mỹ-Trung biến thành cuộc chiến tổng lực | |
“Thùng thuốc súng” Ấn Độ - Pakistan và các ngón đòn có sẵn của đôi bên | |
Nga và Ukraine trước nguy cơ xung đột quy mô lớn |