Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Nguyễn Phi Hùng cho biết,ảiquanhợptácvớiJETROkiểmsoátsởhữutrítuệsoi kèo trung quốc việc ký kết Thỏa thuận hợp tác lần này thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa Hải quan Việt Nam và Văn phòng JETRO tại Hà Nội, qua đó đánh dấu sự đồng hành của các cơ quan chức năng, Chính phủ Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Phi Hùng nhấn mạnh, Chính phủ 2 nước: Việt Nam và Nhật Bản đã cam kết hợp tác trên nhiều lĩnh vực, thể hiện ở việc các doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng các hoạt động xúc tiến đầu tư, tổ chức sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam đem lại nhiều tín hiệu tích cực.
Trong đó, Chính phủ Việt Nam cũng có nhiều hành động cụ thể nhằm bảo vệ, cũng như tạo điều kiện để các doanh nghiệp Nhật Bản trong việc phát triển đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Việc ký thỏa thuận hợp tác sẽ khẳng định quyết tâm của hai Chính phủ. Tới đây, hai bên sẽ nỗ lực phát huy, hỗ trợ lẫn nhau, trong việc đầy lùi các hành vi vi phạm liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
Cũng tại lễ ký, Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội Atsusuke Kawada bày tỏ sự biết ơn sự giúp đỡ của Chính phủ Việt Nam để JETRO thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy xúc tiến đầu tư thương mại giữ hai nước, đặc biệt là hai văn phòng đại diện của JETRO tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Ông Atsusuke Kawada cho biết, hiện nay số doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam vượt trên 2.000 doanh nghiệp. Hàng tháng số thành viên doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Công thương Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam tăng khoảng từ 10 đến 20 doanh nghiệp. Điều đó cho thấy mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam đang ở giai đoạn thịnh vượng nhất từ trước đến nay.
Các đại biểu tham gia buổi giới thiệu các sản phẩm bị làm giả do Cục Điều tra chống buôn lậu bắt giữ. Ảnh: Q.H |
Việc ký kết Thỏa thuận hợp tác kiểm soát biên giới nhằm tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ giữa JETRO với Hải quan Việt Nam thể hiện sáng kiến chung Việt-Nhật giai đoạn 5. Để cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản, cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản đã thông qua chương trình sáng kiến chung này, yêu cầu cơ quan Hải quan thiết lập cơ chế khi phát hiện có hàng hóa nghi vấn sẽ cung cấp những hình ảnh liên quan đến hàng hóa đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.
Doanh nhiệp Nhật Bản hết sức quan tâm đến việc bảo vệ thích đáng quyền sở hữu trí tuệ như bản quyền, ý tưởng công nghiệp, thương hiệu là những tài sản được coi là sinh mệnh của doanh nghiệp. Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng xuất hiện ngoài thị trường sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sản phẩm thật và hình ảnh của doanh nghiệp, dẫn đến những lo ngại khi cân nhắc đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Thông qua việc ký kết hợp đồng hợp tác, ông Atsusuke Kawada cũng hi vọng, cơ quan chức năng phía Việt Nam sẽ thiết lập các cơ chế đa dạng trong cung cấp thông tin liên quan đến hàng giả, xâm hại đến quyền sở hữu trí tuệ.
Nhân dịp này, Cục điều tra chống buôn lậu cũng giới thiệu một số những sản phẩm da giày, thiết bị công nghiệp, mỹ phẩm… bị làm giả do đơn vị bắt giữ.