Tín dụng đen hoành hành ngang nhiên ở nhiều địa phương
Tại phiên chất vấn,ộtrưởngBộCônganThốngđốcNHNNtrảlờivềnạntíndụngđnhandinhbongda 24h trả lời đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) về tình trạng hoạt động tín dụng đen diễn ra ở một số địa phương, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, tội phạm tín dụng đen vừa là loại tội hình sự, vừa là loại hình công ty, nhóm có hoạt động liên quan đến kinh tế, nên khó phân biệt ranh giới giữa hoạt động kinh tế và tội phạm hình sự để xử lý.
Theo Bộ trưởng Bộ Công an, tội phạm tín dụng đen sở dĩ còn đất sống là do tiền nhàn rỗi trong dân còn, nhu cầu tiền cho kinh doanh cũng lớn. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng (TCTD) chưa giải quyết được cả 2 nhu cầu này, khiến đây trở thành kẽ hở cho các tổ chức tín dụng đen hoạt động.
Phần lớn các tổ chức tín dụng đen có đối tượng cầm đầu là đối tượng cộm cán, có tiền án tiền sự, lập băng nhóm để siết nợ thuê, sử dụng vũ khí đe doạ, đánh đập khủng bố tinh thần, dẫn đến gây thương vong.
Ở nhiều nơi, thậm chí hoạt động tín dụng đen ngang nhiên cưỡng bức tài sản như "cướp ngày", gây ra bức xúc lớn trong nhân dân. Ở chiều ngược lại, khi bức xúc do bị đe doạ, nhiều nạn nhân của các đối tượng cho vay nặng lãi có hành động phạm tội bột phát, trở thành một việc hình sự khác.
Ngoài ra, nhiều tổ chức đã núp bóng doanh nghiệp (DN) thực hiện các hành vi phạm tội với thủ đoạn phổ biến là cho vay tín chấp với số tiền lớn, người vay không có khả năng chi trả, bị ép làm hợp đồng mua bán tài sản để chiếm đoạt….
Để giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết bên cạnh việc xác định tổ chức cho vay tín dụng đen là loại tội phạm để đấu tranh, Bộ Công an cũng đã nhiều lần kiến nghị với Chính phủ, các cơ quan ngân hàng để tháo gỡ, huy động được tiền nhàn rỗi trong dân, tổ chức hệ thống tín dụng để người dân, DN tiếp cận được khi cần vốn. Khi đó, nhu cầu tín dụng đen sẽ không còn đất hoạt động.
Đơn giản hoá thủ tục, tăng cơ hội tiếp cận vốn
Tham gia trả lời bổ sung thêm về vấn đề này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng nêu rõ bản chất của tín dụng đen là hoạt động cho vay dân sự, không qua các tổ chức tài chính tín dụng chính thức.
Tín dụng đen hay tín dụng không chính thức thường phục vụ cho nhu cầu vay vốn rất nhanh, nóng và cần phải xử lý gấp về mặt thời gian nên các điều kiện cho vay rất nhanh gọn. Đặc biệt, lãi suất cho vay rất cao, dựa trên các thỏa thuận giữa các bên.
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng trả lời tại phiên họp về hoạt động tín dụng đen. Ảnh: H.Y |
Theo Thống đốc Lê Minh Hưng, Đối tượng đi vay thường là người có nhu cầu rất cấp bách về vốn để xử lý các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Có một số đối tượng có nhu cầu vay để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như đánh bạc, hoặc DN, người dân đến hạn trả nợ nhưng không có nguồn trả thì phải tìm đến tín dụng không chính thức.
Thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt việc xử lý những vấn đề bức xúc về tín dụng đen, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Chính phủ, NHNN đã có nhiều giải pháp, như đưa ra quy định lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực, trong đó, lãi suất cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở mức ưu đãi. Cùng với đó là các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn của DN và người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn...
"Thông qua các kênh cho vay như Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), tổ chức tài chính vi mô, Quỹ Tín dụng nhân dân… đã phần nào giải quyết nhu cầu về tiếp cận vốn của người dân và DN. Tuy nhiên, trên thực tế cũng còn một bộ phận DN và người dân có nhu cầu vay vốn gấp, trong khi các TCTD cần có thời gian để thẩm định và cho vay, thực hiện quy định về phòng ngừa rủi ro...", Thống đốc Lê Minh Hưng nhận xét.
Trong phạm vi quản lý nhà nước của mình, đại diện NHNN cho biết cơ quan này đã có nhiều giải pháp. Đó là, tạo điều kiện cho các ngân hàng như hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), các quỹ tín dụng mở các chi nhánh, cung ứng các dịch vụ thanh toán, tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng qua hình thức ngân hàng lưu động, áp dụng các công nghệ mới trong hoạt động để đáp ứng nhu cầu thanh toán và vay vốn của người dân.
Thực hiện tốt hơn nữa các chương trình tín dụng ưu đãi thông qua NHCSXH, các chương trình tín dụng đặc thù của Chính phủ để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn tốt hơn. Chỉ đạo các TCTD giải quyết, đơn giản hóa các thủ tục cho vay, thanh toán để giúp người dân tiếp cận vốn dễ dàng hơn...
Tuy nhiên, Thống đốc Lê Minh Hưng cũng nhấn mạnh, hoạt động tín dụng không chính thức đòi hỏi trách nhiệm quản lý của các cơ quan, tổ chức, địa phương. Thời gian vừa qua, Chính phủ đã có chỉ đạo và tới đây các bộ, ngành sẽ tiếp tục phối hợp. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các TCTD để đảm bảo cung ứng vốn tốt hơn nữa cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, đối tượng người dân ở vùng sâu, vùng xa./.
H.Y