【đội hình eintracht frankfurt gặp union berlin】Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay, doanh nghiệp được giải toả áp lực

Nhiều ngân hàng giảm lãi suất

Ngân hàng đầu tiên khai mào cho đợt giảm lãi suất thời gian gần đây là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank),ềungânhànggiảmlãisuấtchovaydoanhnghiệpđượcgiảitoảáplựđội hình eintracht frankfurt gặp union berlin khi thông báo giảm tới 1%/năm đối với khoản vay bằng đồng Việt Nam trong 2 tháng cuối năm.

Không chỉ Vietcombank, một ngân hàng khác là Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) cũng công bố giảm lãi suất cho hơn 43.000 khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trên cả nước với 55.000 khoản vay. Cùng với đó là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) cũng giảm 20% lãi suất so với lãi suất cho vay đang áp dụng đối với dư nợ bằng đồng Việt Nam.

Đáng chú ý là nhiều ngân hàng khác cũng đã tham gia vào phong trào giảm lãi suất cho vay giai đoạn hiện nay, trong đó có nhiều cái tên như Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB), Ngân hàng Shinhan Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank)…

Hiện đã có nhiều ngân hàng tham gia vào phong trào giảm lãi suất cho vay.
Hiện đã có nhiều ngân hàng tham gia vào phong trào giảm lãi suất cho vay.

Trong đó, SHB giảm 2% lãi suất cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp với các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm… Shinhan Bank triển khai giảm lãi suất cho khách hàng doanh nghiệp đang có khoản vay tại ngân hàng và hỗ trợ khách hàng bổ sung vốn đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh thời điểm cuối năm. Trong khi đó, VIB giảm 1,5% lãi suất một năm, miễn phí trả nợ trước hạn cho khách vay kinh doanh khi duy trì nguồn tiền trong tài khoản thanh toán; còn ABBank cũng vừa công bố chương trình ưu đãi lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh chỉ 5,5%/năm.

Động thái giảm lãi suất từ một số ngân hàng, cộng với việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng thêm 1,5% - 2% đã giải tỏa đáng kể áp lực cho doanh nghiệp và người dân về chi phí tài chính phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt vào giai đoạn cuối năm. Với bối cảnh hiện nay, không gian tín dụng cho những ngày còn lại của năm 2022 đã “dễ thở” hơn khá nhiều so với giai đoạn từ giữa năm đến tháng 11/2022.

Kỳ vọng duy trì mặt bằng lãi suất trong năm 2023

Nhìn vào các động thái điều hành của NHNN trong thời gian gần đây, việc giảm lãi suất của một số ngân hàng cũng có yếu tố từ tác động trong quan điểm điều hành của NHNN. Trong nội dung chia sẻ gần đây của ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc NHNN Việt Nam, NHNN sẽ tiếp tục theo dõi việc hướng dòng tín dụng của các ngân hàng. Đối tượng NHNN muốn tập trung dòng vốn vẫn là nhóm các lĩnh vực như nông nghiệp – nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp phục vụ cho xuất khẩu, phụ tùng thay thế, đặc biệt là phục vụ cho lĩnh vực có vai trò động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế lúc này. Do vậy, NHNN cũng đã giao cho Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) tiếp tục kêu gọi, vận động các ngân hàng giảm lãi suất, tất nhiên tùy vào mức độ, khả năng cũng như năng lực tài chính của mỗi tổ chức tín dụng.

Về phía VNBA, trong cuộc họp mới đây với các ngân hàng, Tổng Thư ký VNBA Nguyễn Quốc Hùng cho biết, trong bối cảnh hiện nay, nhằm tiếp tục ổn định thị trường tiền tệ, các ngân hàng cần đồng thuận giữ mặt bằng lãi suất ổn định để đảm bảo an toàn hệ thống và hỗ trợ giảm lãi suất cho vay doanh nghiệp, người dân cũng như hỗ trợ nguồn lực để thanh khoản hệ thống thông suốt.

Giai đoạn xem xét cấp hạn mức tín dụng mới cho năm 2023

Giai đoạn từ nay đến đầu năm 2023 là thời điểm Ngân hàng Nhà nước đang xem xét các yếu tố liên quan để phân bổ room tín dụng mới cho năm 2023. Theo thông lệ hàng năm, NHNN sẽ ưu tiên cấp hạn mức tín dụng cho các ngân hàng có cơ cấu tín dụng lành mạnh (tỷ trọng cho vay các phân khúc rủi ro như bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp thấp và/hoặc tỷ trọng cho vay bán lẻ cao), tham gia cơ cấu lại các tổ chức tài chính yếu kém, chất lượng tài sản lành mạnh, tỷ lệ an toàn vốn cao và quản trị rủi ro tốt.

Thực tế, việc NHNN vẫn tiếp tục định hướng các ngân hàng giảm lãi suất ngay cả khi năm 2022 sắp kết thúc cũng là một trong những nội dung ngành Ngân hàng thực hiện các nhiệm vụ của Quốc hội và Chính phủ đề ra từ đầu năm.

Cụ thể, Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội (về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội) và Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ (hướng dẫn Nghị quyết 43) đều đặt ra yêu cầu ngành Ngân hàng phấn đấu giảm lãi suất từ 0,5% - 1% trong 2 năm 2022 – 2023, nhất là với các lĩnh vực ưu tiên. Với yêu cầu đặt ra như trên, giới kinh doanh cũng kỳ vọng mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm thấp trong năm 2023 để giữ động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh giai đoạn tới.

Những kỳ vọng mới này cũng được hỗ trợ thêm khi mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện về cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu ngành Ngân hàng xem xét, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất từ nguồn ngân sách nhà nước theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP. Ngoài ra, các ngân hàng cũng cần rà soát, tiết giảm chi phí hoạt động, thủ tục hành chính, các khoản chi không cần thiết để có dư địa chủ động giảm lãi suất cho vay, chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ người dân, doanh nghiệp cùng vượt qua khó khăn, thách thức, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, góp phần kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội…