【bang xep hang chile】Luật Điện lực (sửa đổi): Những nội dung thống nhất cao đề nghị thông qua
Sớm thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) để không lỡ mất thời cơ Cử tri Gia Lai phấn khởi,ậtĐiệnlựcsửađổiNhữngnộidungthốngnhấtcaođềnghịthôbang xep hang chile kỳ vọng về Luật Điện lực (sửa đổi) Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác |
Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương bên lề hành lang Quốc hội sáng 4/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương cho biết: Luật Điện lực (sửa đổi) đã được khẳng định rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay và ông mong muốn thông qua càng sớm càng tốt.
Đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương (Ảnh tư liệu: QH) |
Đại biểu cho rằng, trước hết chúng ta phải bám sát định hướng của Đảng và Quốc hội trong đổi mới công tác làm luật, đảm bảo luật đạt “tuổi thọ” cao, nếu còn nhiều ý kiến khác biệt thì phải bám vào Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và phải làm, phải thống nhất đến cùng.
Theo đại biểu Nguyễn Quang Huân, từ những căn cứ trên, để đảm bảo giải quyết những vấn đề cấp bách thực tiễn đặt ra nhưng cũng đảm bảo chất lượng luật, ông đã nhiều lần đề xuất tháo gỡ những vấn đề cấp bách liên quan đến các dự án phát triển điện lực. Do vậy, đối với Luật Điện lực (sửa đổi) lần này những nội dung đã rõ và đạt thống nhất cao không vướng vào những quy định cũ thì Quốc hội cho Nghị quyết để thực thi, còn những nội dung chưa rõ, “chưa chín, chưa kỹ” thì bàn tiếp.
“Như vậy, chúng ta vẫn có một Luật Điện lực sửa đổi một cách tổng thể, toàn diện và vẫn đáp ứng được nhu cầu trước mắt là không kìm hãm, kìm chế một số nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài hoặc một số kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng”- đại biểu khẳng định.
Nói về những nội dung nhận được sự đồng thuận cao của các đại biểu Quốc hội, đại biểu Nguyễn Quang Huân cho biết: Những nội dung đã rõ và nhận được sự đồng thuận cao của các đại biểu như: Phát triển lưới điện; những nội dung về điện khí LNG; chuyển dịch năng lượng sạch; năng lượng mới, năng lượng tái tạo...
Ngoài ra, nhiều đại biểu cũng chưa thống nhất liên quan đến năng lượng nguyên tử; cơ chế điện gió ngoài khơi như vấn đề chế tạo thử. “Ta cho doanh nghiệp của chúng ta làm thử rồi rút kinh nghiệm để làm Nghị định hay cho quy định luôn”- đại biểu Huân chia sẻ.
Phát triển điện gió tại Khu kinh tế Nhơn Hội (Ảnh minh họa) |
“Cùng với đó là các nội dung về thiết bị của điện gió chúng ta phải nhập khẩu, cứ hỏng là phải phụ thuộc các nhà cung cấp nước ngoài, vậy khả năng nội địa hóa đến đâu? Cái này rất quan trọng nhưng phải bàn để có những quy định đưa ra Chính phủ có thể tháo gỡ được mà không “trói chân, trói tay” Chính phủ...”- đại biểu Huân cho biết.
Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) bao gồm 9 chương với 130 điều; các Chương của dự thảo Luật được sắp xếp, bố cục lại khoa học. Dự thảo Luật kế thừa và có sửa đổi chủ yếu 62 điều về quy định chung, cấp giấy phép hoạt động điện lực, thị trường điện, mua bán điện, giá điện, quyền và nghĩa vụ của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện, bảo vệ công trình điện lực và an toàn điện. Dự thảo cũng bổ sung 68 điều gồm các nội dung về quy hoạch phát triển điện lực, chính sách đấu thầu chủ đầu tư các dự án nguồn điện, chính sách xử lý các nguồn điện khẩn cấp, chính sách phát triển và vận hành các dự án nhà máy nhiệt điện sử dụng khí, dự án nguồn điện đầu tư theo phương thức đối tác công tư áp dụng loại hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao, các chính sách về năng lượng tái tạo (điện mặt trời, đặc biệt quy định về phát triển điện gió ngoài khơi), năng lượng mới với điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp (như hydrogen), cơ chế mua bán điện trực tiếp, triển khai đầy đủ các cấp độ của thị trường điện cạnh tranh, tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các thành phần kinh tế, các loại giá điện, giá mua bán điện theo thời gian trong ngày, giá điện nhiều thành phần... Điện lực là ngành kết cấu hạ tầng kỹ thuật quốc gia, đầu tư cho phát triển điện lực phải “đi trước một bước” trong phát triển kinh tế - xã hội. Hoàn thiện thể chế về phát triển điện lực là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là cơ sở để phát triển mọi lĩnh vực, ngành kinh tế và phục vụ đời sống Nhân dân. Luật Điện lực (sửa đổi) cần thiết được sớm hoàn thiện và ban hành để triển khai trong thực tiễn đời sống. Qua đó, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển điện lực, xây dựng thị trường điện cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; khắc phục triệt để các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật Điện lực năm 2004; bảo đảm an ninh cung cấp điện, an ninh quốc gia, đáp ứng nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ Nhân dân. |