【kqbd nét】Phát hiện tàn tích voi ma mút từ Kỷ Băng hà ở Peru
VHO - Các nhà khoa học đã khai quật được di tích hóa thạch của 3 con voi ma mút từ Kỷ Băng hà ở dãy Andes thuộc Peru,áthiệntàntíchvoimamúttừKỷBănghàởkqbd nét làm dấy lên câu hỏi về cách những con vật khổng lồ đến được khu vực này.
Các cuộc khai quật bắt đầu vào năm 2019 đã phát hiện ra những di vật khổng lồ có niên đại từ 11.000 đến 12.000 năm tuổi trong thung lũng của thị trấn Chambara, cách Thủ đô Lima của Peru khoảng 300 km về phía đông.
Những hóa thạch này được cho là của loài voi răng mấu, có vẻ ngoài tương tự như loài voi ma mút đã tuyệt chủng, nhưng có đầu phẳng hơn và ngà thẳng hơn.
Các nhà khoa học hy vọng tìm thấy nhiều hóa thạch hơn trong khu vực, điều này có thể làm sáng tỏ cách thức và thời điểm loài voi răng mấu xuất hiện.
Nhà cổ sinh vật học Ivan Meza cho biết, một trong những mẫu vật này gần như hoàn chỉnh và có thể là mẫu vật được bảo quản tốt nhất ở Peru. "Nếu tìm thấy hộp sọ - và dấu vết chỉ ra rằng có ngà ở đó - thì điều đó sẽ có tầm quan trọng về mặt khoa học ở quy mô quốc gia và toàn cầu", ông nói.
Theo ông Meza, ba mẫu vật đã được tìm thấy trong 1 khu vực chừng 1 hecta. Các nhà khoa học đang mở rộng phạm vi tìm kiếm và cho biết sẽ có khả năng còn nhiều mẫu vật hơn nữa và từ các loài động vật khác.
Các chuyên gia tin rằng loài voi răng mấu có thể đã di cư từ Bắc Mỹ xuống Nam Mỹ để tìm kiếm thức ăn và nước uống khi điều kiện khí hậu thay đổi. "Theo thời gian, dãy núi Andes dâng cao và nước biển rút đi. Khu vực này khô cạn và để lại các đầm phá trên khắp Thung lũng Mantaro là nơi sẽ cung cấp nguồn nước cho các loài sinh vật", nhà nghiên cứu Oscar Diaz cho biết.
Peru là nơi có nguồn di tích tiền sử phong phú. Vào tháng 4, một nhóm các nhà cổ sinh vật học đã công bố hộp sọ hóa thạch của một con cá heo sông lớn nhất được tìm thấy cho đến nay, đã bơi qua vùng Amazon của Peru khoảng 16 triệu năm trước.
Theo Reuters