【7m vn.net】Hàng hóa dồi dào, sức mua có xu hướng tăng

Hoạt động kinh tế phục hồi rõ nét sau dịch Covid-19

Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và tình hình sản xuất công nghiệp,ànghóadồidàosứcmuacóxuhướngtă7m vn.net hoạt động thương mại tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2022 của Bộ Công thương cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2022, lưu thông hàng hóa trên thị trường không còn chịu tác động quá lớn của dịch Covid-19.

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho hay, sau đại dịch Covid-19, hoạt động kinh tế - xã hội trên cả nước hồi phục nhanh, hàng hóa dồi dào, sức mua có xu hướng tăng, trong đó có lĩnh vực du lịch đã kích cầu nền kinh tế.

Người tiêu dùng mua sắm tại hệ thống siêu thị Saigon Co.op Thành phố Hồ Chí Minh.
Người tiêu dùng mua sắm tại hệ thống siêu thị Saigon Co.op Thành phố Hồ Chí Minh.

Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 2.717 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,9% (cùng kỳ năm 2021 tăng 4,9%), trong đó quý II/2022 đạt hơn 1.395 nghìn tỷ đồng, tăng 5,5% so với quý trước và tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước.

Đặc biệt, do đang vào mùa cao điểm của hoạt động du lịch nên doanh thu du lịch có mức tăng ấn tượng, tăng 94,4%, kéo theo mức tăng nhanh của doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, tăng 20,9%; trong khi đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ khác tăng 5,6%.

Về khả năng tăng trưởng trong những tháng tới, đại diện Bộ Công thương cho rằng, nhóm du lịch lữ hành và dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng trưởng mạnh sau thời gian giảm vì dịch Covid-19 và nhu cầu du lịch của người dân tăng cao vào dịp nghỉ hè. Sự tăng trưởng của doanh thu bán lẻ là tín hiệu khả quan hỗ trợ cho phục hồi sản xuất kinh doanh…

Triển khai mạnh mẽ chương trình bình ổn giá

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, doanh thu bán lẻ tăng là tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên các bộ, ngành cần triển khai đồng bộ các giải pháp kiềm chế lạm phát đang gia tăng, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và đời sống người dân, mà nguyên nhân tăng giá tiêu dùng chủ yếu là do lực đẩy từ giá xăng dầu liên tục tăng và đang ở mức cao.

PGS-TS, chuyên gia tài chính Đinh Trọng Thịnh bình luận, có thể thấy nhiều lĩnh vực chịu ảnh hưởng của giá xăng dầu bị đẩy lên từ giá dịch vụ vận tải cho đến giá mặt hàng thiết yếu hàng ngày như giá rau, củ, thịt lợn, gà, trứng gia cầm, dầu ăn… Chính vì vậy, các bộ, ngành nắm vai trò quan trọng như Liên Bộ Công thương - Tài chính, Nông nghiệp cần có biện pháp hạ nhiệt giá mạnh mẽ hơn nữa… “Theo tôi, Bộ Công thương phải đảm bảo điều hành giá xăng dầu tương ứng với giá của các quốc gia trong khu vực và thế giới nhưng cũng cần có giải pháp, chương trình bình ổn giá cho đối tượng như người nghèo, trợ giá xăng dầu cho ngư dân cần phục hồi sản xuất…” - ông Đinh Trọng Thịnh nói.

Giá xăng sẽ giảm thêm 1.000 đồng nhờ giảm thuế bảo vệ môi trường

Để giảm áp lực lạm phát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí giảm thuế bảo vệ môi trường về mức sàn trong Biểu khung thuế suất như đề nghị của Chính phủ, có hiệu lực thi hành từ ngày 11/7/2022, với mức giảm từ 700 - 1.000 đồng/lít,kg tùy loại xăng, dầu.

Với việc giảm thuế bảo vệ môi trường như trên, dự kiến giá xăng, dầu trong kỳ điều hành tới sẽ giảm tương ứng với số thuế giảm.

Về giải pháp thị trường trong những tháng cuối năm 2022, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, ngành Công thương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong điều hành giá để kiểm soát giá cả hàng hóa đầu vào, tăng cường kiểm tra, kiểm soát để ngăn chặn các hoạt động găm hàng, đầu cơ, thao túng giá…

Theo Bộ Công thương ghi nhận, từ đầu năm đến nay đã có một số địa phương triển khai chương trình bình ổn giá góp phần giảm nhiệt lạm phát, có chương trình được tổ chức kéo dài đến hết năm 2022, trong đó giảm giá hàng loạt các mặt hàng thiết yếu phục vụ dân sinh.

Như tại Đồng Nai, Sở Công thương tỉnh này cho biết trên địa bàn tỉnh có 81 điểm bán hàng bình ổn giá. Ngoài ra, Sở Công thương còn vận động được 17 doanh nghiệp, siêu thị cam kết tham gia dự trữ hàng hóa với đầy đủ các mặt hàng thiết yếu để ứng cứu cho thị trường trong trường hợp xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, tăng giá đột biến...

Đáng chú ý, Sở Công thương TP.Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp đã chính thức triển khai Chương trình bình ổn thị trường năm 2022 - Tết Quý Mão 2023, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19...