Empire777

Số lượng văn bản về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng tăng. Ảnh: lịch đá seria

【lịch đá seria】Kiểm tra chuyên ngành: Văn bản mới mâu thuẫn, trái với quy định hiện hành

kiem tra chuyen nganh van ban moi mau thuan trai voi quy dinh hien hanh

Số lượng văn bản về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng tăng. Ảnh: H.Anh.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Tình hình thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 6/2/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng 2020 cho biết, theo kết quả rà soát đến ngày 22/12/2017, trong năm 2017 có 29 văn bản pháp quy được ban hành điều chỉnh hoạt động quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Trong đó, một số quy định đã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN, nhưng có văn bản gây trở ngại hơn cho DN. Thậm chí, có quy định ở văn bản mới ra còn mâu thuẫn và trái với các quy định của pháp luật hiện hành.

Theo thống kê của cơ quan Hải quan (đến tháng 4/2017) có 414 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và kiểm tra chuyên ngành (gồm: 30 Luật; 97 Nghị định, Nghị quyết, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 287 Thông tư, Thông tư liên tịch, Quyết định của Bộ, cơ quan ngang Bộ). Nếu tính thêm số văn bản ban hành sau tháng 4/2017 thì số lượng văn bản về quản lý và kiểm tra chuyên ngành khoảng 430 văn bản.

Có thể thấy số lượng văn bản về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng tăng, gây khó khăn cho DN và cơ quan Hải quan trong việc theo dõi, cập nhật và áp dụng. Thậm chí, có quy định còn mâu thuẫn, quản lý chồng chéo.

Bên cạnh đó, tỷ lệ các lô hàng XK phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan vẫn chưa giảm (ở mức 30-35%), trong khi mục tiêu của Nghị quyết 19 đặt ra là giảm xuống còn 15% đến 2017.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù đã có một số chuyển biến trong quản lý, kiểm tra chuyên ngành, nhưng cải cách còn ít và chậm. Nghị quyết 19 (của các năm 2015, 2016, và 2017) đã nêu rõ các tiêu chí cải cách quản lý chuyên ngành (như áp dụng quản lý trên cơ sở đánh giá rủi ro, mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; chuyển từ giai đoạn thông quan sang giai đoạn sau thông quan; minh bạch về danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành; điện tử hóa thủ tục; áp dụng thông lệ quốc tế), nhưng nhìn chung đa số các Bộ quản lý chuyên ngành chưa chú trọng cải cách toàn diện các nội dung này.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap