Empire777

Doanh nghiệp ngành dược và y tế được 'tiếp sức' tín dụng ưu đãiĐộng lực tăng trưởng kinh tế 2021 của soi kèo munich

【soi kèo munich】“Lực đẩy” tiếp sức nền kinh tế

Doanh nghiệp ngành dược và y tế được 'tiếp sức' tín dụng ưu đãi
Động lực tăng trưởng kinh tế 2021 của Việt Nam tiếp tục đến từ khu vực FDI
Nội lực nền kinh tế Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh
Mức lạm phát cơ bản tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2021 đều là mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây
Mức lạm phát cơ bản tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2021 đều là mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây

Biến số lạm phát

2021 là năm không đơn giản trong việc ứng xử đối với công tác điều hành chính sách tiền tệ.

Bên cạnh việc điều hành chính sách tiền tệ phù hợp, NHNN cũng đã ban hành Thông tư 03/2021/TT-NHNN ngày 2/4/2021 về việc tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, với thời hạn thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng đến ngày 31/12/2021. Việc cơ cấu nợ trong năm 2020 tiếp tục được gia hạn đến hết năm 2021. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, việc gia hạn tại Thông tư giúp tạo ổn định về thanh khoản, giảm được gánh nặng chi phí lãi vay và lãi phạt.

Theo chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành, nguyên nhân đến từ đại dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp trong nước, đầu năm bùng phát lần thứ 3 và đến giữa năm tiếp tục bùng phát lần thứ 4. Điều này đã tác động mạnh đến cộng đồng doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến ngành Ngân hàng với nỗi lo nợ xấu gia tăng. Bên cạnh đó, áp lực lạm phát năm 2021 được nhận định sẽ lớn hơn năm 2020, nếu chính sách tiền tệ nới lỏng quá sẽ gia tăng rủi ro tài chính, tạo áp lực lên lạm phát, nhưng nếu thắt chặt sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình phục hồi kinh tế.

Tuy nhiên, thực tế trong 6 tháng qua đã cho thấy, việc điều hành chính sách tiền tệ rất thuận lợi và đã có những điểm nhấn đáng kể hỗ trợ nền kinh tế.

Thống kê của Tổng cục Thống kê cho thấy chỉ số lạm phát cơ bản bình quân trong 5 tháng đầu năm 2021 tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2020. Mức lạm phát cơ bản tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2021 đều là mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Hơn nữa, việc nhiều ngân hàng Trung ương thế giới tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nới lỏng, đi kèm với đó là nguồn cung ngoại tệ dồi dào từ kiều hối, xuất siêu và giải ngân vốn đầu nước nước ngoài… cũng giúp giá trị tiền đồng của Việt Nam ổn định, tỷ giá với các đồng ngoại tệ được duy trì “phẳng lặng” trong phần lớn thời gian, hỗ trợ mạnh mẽ cho hoạt động xuất nhập khẩu trong nước. Đặc biệt, nhờ tỷ giá ổn định nên diễn biến giá cả các mặt hàng kim loại quý, trong đó có vàng cũng khá ổn định. Giá vàng trong nước tuy vẫn “sáng lấp lánh” ở vùng giá cao, nhưng lại không có những phiên tăng mạnh, gây “sốc” tới thị trường.

Theo đánh giá của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, một trong những yếu tố làm giảm áp lực lạm phát tại Việt Nam là nhờ đến thời điểm hiện nay, các cân đối lớn của Việt Nam ở trạng thái tốt hơn so với giai đoạn trước, quan hệ cung - cầu ngoại tệ khá ổn, thị trường vàng được kiểm soát tốt hơn… Từ đầu năm đến nay, VND tăng giá nhẹ (0,22% so với USD) nên dự báo cả năm tỷ giá có thể tăng khoảng 0,5-1%. Hơn nữa, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và giá cả ngày càng ăn nhịp hơn, thể hiện rõ nét là phối hợp trong việc phát hành trái phiếu Chính phủ thời gian qua.

Điểm nhấn lãi suất

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú:
“Lực đẩy” tiếp sức nền kinh tế

Mức lãi suất cho vay bình quân hiện nay ở Việt Nam thấp hơn mức bình quân của ASEAN-4. Quan điểm của NHNN là trước mắt sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định lãi suất huy động và cho vay. Nếu các chỉ số kinh tế diễn biến thuận lợi, hợp lý, trong năm 2021, NHNN sẽ đề nghị các tổ chức tín dụng cố gắng tiết giảm các chi phí, để tiếp tục hạ lãi suất cho vay ngay khi có điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp.

Điểm nhấn đáng chú ý nhất của chính sách tiền tệ là bộ công cụ lãi suất điều hành tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giữ nguyên so với cuối năm 2020, bao gồm trần lãi suất huy động, cho vay, bộ lãi suất cho vay các ngân hàng thương mại trên thị trường mở hay thông qua cửa chiết khấu. Việc duy trì ổn định lãi suất điều hành trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh phức tạp, đã giúp tăng tổng cầu, góp phần vào công cuộc phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Hơn nữa, mặc dù lãi suất liên ngân hàng trong tháng 5 và 6 có tăng nhẹ, nhưng mức độ vẫn duy trì thấp cho thấy thanh khoản tại các ngân hàng dồi dào, từ đó giúp tăng khả năng đẩy dòng vốn ra nền kinh tế. Khảo sát tại các ngân hàng cho thấy, lãi suất cho vay hiện vẫn ổn định so với hồi cuối năm 2020. Tăng trưởng tín dụng vì thế đã khả quan hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2020. Theo phân tích của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), NHNN đang chọn phương pháp tiếp cận "củ cà rốt và cây gậy" nhằm quản lý rủi ro tín dụng. Nhờ đó, các ngân hàng sẽ có động lực để cải thiện hoạt động và thận trọng hơn trong các hoạt động cho vay đầu cơ và rủi ro.

Tuy nhiên, dù duy trì lãi suất thấp sẽ tạo thêm dư địa giảm lãi suất cho vay, nhưng lại tạo ra không ít lo ngại về việc dòng tiền chảy sang các lĩnh vực rủi ro, kể cả lĩnh vực tài chính chưa được cấp phép tại Việt Nam như tiền kỹ thuật số, sàn giao dịch ngoại hối (forex)... Minh chứng là thị trường chứng khoán đã xuất hiện số lượng lớn nhà đầu tư F0, hay cơn sốt “nóng rẫy” của thị trường bất động sản hồi đầu năm. Do vậy, rủi ro cho thị trường tiền tệ vẫn luôn hiện hữu, nên việc lựa chọn kênh đầu tư sẽ rất khó khăn trong những tháng còn lại của năm.

“Cộng hưởng” tài khóa - tiền tệ

Trong bối cảnh thách thức - cơ hội đan xen, lãnh đạo Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính, NHNN theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt, thận trọng, phù hợp, hài hòa, hợp lý, bảo đảm thực hiện nhất quán mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, NHNN cần tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm tối đa chi phí, tiếp tục giảm lãi suất cho vay để góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp; bảo đảm an toàn hoạt động tín dụng, ngân hàng.

Có thể thấy, để phục hồi kinh tế, cần sự “cộng hưởng” của cả chính sách tiền tệ cùng các giải pháp về tài khóa. Theo bà Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN), công tác phối hợp giữa NHNN và Bộ Tài chính đã được triển khai đồng bộ, chặt chẽ nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, qua đó hỗ trợ kiểm soát lạm phát dưới 4%, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế trước những cú sốc bất lợi.

Cũng về vấn đề này, TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho rằng, trong thời gian tới, cần nâng cao hiệu quả hơn nữa trong phối hợp chính sách tiền tệ và tài khóa; chú trọng thực hiện hiệu quả các giải pháp hỗ trợ tài khóa và tiền tệ để đúng, trúng và hiệu quả; tăng cường phối hợp liều lượng, thời điểm điều tiết thị trường, nhất là thị trường trái phiếu; tiếp tục lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp, từ đó giảm áp lực cho vốn tín dụng, đa dạng hóa kênh huy động, phân phối vốn trong nền kinh tế…

Những vấn đề trên cho thấy, những tháng cuối năm rất cần chính sách tiền tệ tiếp tục chủ động, linh hoạt phối hợp hài hòa với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Bởi tiền tệ ổn định sẽ là tiền đề và động lực cho chỉ tiêu kinh tế được hoàn thành, giúp hoạt động xuất nhập khẩu và doanh nghiệp được ổn định.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap