【thứ hạng của kasımpaşa】Chính thức kích hoạt triển khai hóa đơn điện tử tại 6 tỉnh, thành phố

Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc; đồng thời,ínhthứckíchhoạttriểnkhaihóađơnđiệntửtạitỉnhthànhphốthứ hạng của kasımpaşa còn có sự góp mặt của đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an, lãnh đạo Tổng cục Thuế và các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế; đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng và cung cấp dịch vụ truyền, nhận dữ liệu hóa đơn điện tử (HĐĐT), Hội Tư vấn thuế Việt Nam.

Nỗ lực cải cách để mang lại sự thuận lợi cho người nộp thuế

Trong bộ phim trình chiếu tại hội nghị, Tổng cục Thuế cho biết, là đơn vị chủ lực dẫn dắt quá trình chuyển đổi số trong ngành Tài chính, ngay từ năm 1991, Tổng cục Thuế đã đưa ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác quản lý. Đến nay qua 30 năm liên tục đầu tư và phát triển, hệ thống CNTT của ngành thuế đã phát triển một cách toàn diện, điện tử hóa được mọi ứng dụng trong tất cả các khâu của quản lý thuế, từ tiếp nhận, xử lý hồ sơ, hạch toán nghĩa vụ thuế của cá nhân, doanh nghiệp trên cả nước với trên 41 triệu mã số thuế và hàng trăm triệu hồ sơ thuế, đến truyền nhận các văn bản chỉ đạo trong nội bộ cơ quan thuế.

Đặc biệt, với 12 năm phát triển cung cấp dịch vụ công trực tuyến, Tổng cục Thuế là một trong những cơ quan nhà nước tiên phong trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ điện tử cho người dân, doanh nghiệp.

Tổng cục Thuế luôn nỗ lực liên tục cải cách và hiện đại hóa công tác quản lý để mang lại những tiện ích cho người dân, doanh nghiệp. Ngay từ năm 2010, Tổng cục Thuế đã đề xuất với Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định bổ sung HĐĐT vào hệ thống hóa đơn chứng từ hạch toán kế toán, tạo cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp hiện đại hóa công tác quản trị, phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại.

Chính thức kích hoạt triển khai hóa đơn điện tử tại 6 tỉnh, thành phố
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc và đại diện các bộ, ngành dự hội nghị. Ảnh: Đức Minh.

Mặc dù HĐĐT là công nghệ mới với nhiều tiện ích vượt trội so với hóa đơn giấy, song để thay đổi một cơ chế đã tồn tại lâu năm là thách thức rất lớn, đòi hỏi những nỗ lực vượt bậc của cả cơ quan thuế và người nộp thuế.

Bộ Tài chính đã nhận thức và chỉ đạo quyết liệt trong chuyển đổi số, coi đây là nhiệm vụ cần sự vào cuộc, quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, triển khai xuyên suốt, đồng bộ từ cấp trung ương đến địa phương. Chuyển đổi số chỉ thực sự thành công khi mỗi một người dân, doanh nghiệp tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại.

Thời gian qua, ngành Tài chính nói chung và ngành Thuế nói riêng đã rất nỗ lực trong cải cách, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế.

Từ năm 2015, ngành Thuế triển khai vận hành hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) trên phạm vi toàn quốc, cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa, điện tử hóa trong quản lý người nộp thuế từ khâu đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, đến hoàn thuế.

Đến nay, việc tiếp nhận và giải quyết các hồ sơ của người nộp thuế đều được thực hiện tập trung và tự động. Cơ quan thuế từ việc phải nhập dữ liệu kê khai của người nộp thuế vào hệ thống phần mềm, thì hiện nay chỉ thực hiện việc đối chiếu, kiểm soát, giám sát dữ liệu kê khai của người nộp thuế, từ đó phân tích thông tin, đưa ra các biện pháp nghiệp vụ phù hợp để quản lý thuế hiệu quả.

Đảm bảo 100% doanh nghiệp áp dụng hóa đơn điện tử trước 1/7/2022

Tổng cục Thuế cho biết, thực hiện quy định của Luật Quản lý thuế, Chương trình chuyển đổi số quốc gia Việt Nam đến năm 2030 và chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2021, Bộ Tài chính đã kịp thời ban hành Thông tư hướng dẫn triển khai Nghị định về HĐĐT và ban hành các quyết định triển khai hệ thống HĐĐT theo 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 tại 6 tỉnh, thành phố là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Thọ và Bình Định bắt đầu từ tháng 11/2021. Giai đoạn 2 tại 57 địa phương còn lại, đảm bảo đến ngày 30/6/2022 đạt 100% doanh nghiệp trên toàn quốc áp dụng HĐĐT.

Để kịp thời triển khai HĐĐT, Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh, thành phố với tinh thần khẩn trương và quyết liệt. Đồng thời, đã chỉ đạo Tổng cục Thuế chuẩn bị các điều kiện cần thiết để khởi động hệ thống HĐĐT.

Chính thức kích hoạt triển khai hóa đơn điện tử tại 6 tỉnh, thành phố
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đến dự hội nghị. Ảnh: Đức Minh.

Việc triển khai áp dụng HĐĐT mà ngành Tài chính, ngành Thuế đang thực hiện cũng góp phần vào chuyển đổi số ở Việt Nam, giúp thay đổi tích cực phương thức điều hành, lãnh đạo, quản lý, quy trình làm việc của cơ quan thuế cũng như của các doanh nghiệp.

Việc chuyển đổi sang HĐĐT có ý nghĩa quan trọng, giúp doanh nghiệp giảm chi phí hơn so với sử dụng hóa đơn giấy (giảm chi phí giấy in, mực in, vận chuyển, lưu trữ hóa đơn, không gian lưu trữ hóa đơn…), giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế. Đặc biệt, việc triển khai hệ thống HĐĐT còn có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng cơ sở dữ liệu lớn (big data), mấu chốt của chuyển đổi số không chỉ đối với cơ quan thuế, mà còn đối với cả doanh nghiệp và nền kinh tế. Góp phần quan trọng phát triển Chính phủ điện tử, đổi mới công tác quản lý nhà nước.

Sự kiện tổ chức lễ kích hoạt hệ thống HĐĐT là kết quả của những nỗ lực to lớn và sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế trong việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống HĐĐT và sự phối hợp, ủng hộ, đồng hành của các lãnh đạo UBND 6 tỉnh, thành phố và cộng đồng doanh nghiệp.

Theo Tổng cục Thuế, việc triển khai HĐĐT bảo đảm dữ liệu chính xác, minh bạch, thống nhất, bảo đảm an ninh, an toàn dữ liệu phục vụ triển khai mở rộng hệ thống trên cả nước. Việc triển khai hệ thống HĐĐT thành công sẽ tạo nền tảng cơ sở dữ liệu căn cơ và quan trọng để thực hiện quản lý thuế trên nền tảng số, phục vụ đắc lực cho công cuộc chuyển đổi số của ngành Tài chính.

Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế mong muốn các bộ, ngành, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước cùng quán triệt quan điểm, nhận thức về trách nhiệm thực hiện chuyển đổi số tại địa phương, trong đó triển khai áp dụng HĐĐT tại địa phương mình là một trong các giải pháp quan trọng thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số và cùng phối hợp chặt chẽ, đồng hành cùng cơ quan thuế tại địa phương thực hiện thành công HĐĐT trên địa bàn.

Đồng thời tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của Chính phủ, Bộ Tài chính; sự chung tay, phối hợp chỉ đạo, đồng hành của các cấp chính quyền địa phương; sự ủng hộ, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp đối với hệ thống HĐĐT. Sự kiện được tổ chức như một cam kết của ngành Thuế, sự đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số, góp phần cùng ngành Tài chính và Chính phủ đạt được các mục tiêu quốc gia về chuyển đổi số.

Box: Đăng ký thuế, khai thuế, hoàn thuế, nộp thuế bằng phương thức điện tử

- Đăng ký thuế: Triển khai đăng ký thuế điện tử liên thông với cơ quan đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp bắt đầu từ năm 2009 và đăng ký thuế điện tử trực tiếp với cơ quan thuế đối với cá nhân và tổ chức khác bắt đầu từ năm 2019, tính đến nay 100% các giao dịch được truyền nhận điện tử đăng ký thuế cùng với đăng ký kinh doanh theo cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

- Khai thuế điện tử: Triển khai khai thuế điện tử từ năm 2009, tính đến năm 2021 có trên 849.000 doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử trên tổng số trên 849.600 doanh nghiệp đang hoạt động, đạt tỷ lệ 99,9%. Số lượng hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận trong năm 2021 là trên 16 triệu hồ sơ.

- Về nộp thuế điện tử: Triển khai nộp thuế điện tử trên phạm vi toàn quốc từ năm 2014, tính đến năm 2021 có trên 837.300 doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế, đạt tỷ lệ 99% số doanh nghiệp đang hoạt động.

- Về hoàn thuế điện tử: Triển khai trên toàn quốc từ năm 2017, tính đến năm 2021 số doanh nghiệp tham gia hoàn thuế điện tử là trên 8.000 trên tổng số 8.200 doanh nghiệp hoàn thuế, đạt tỷ lệ gần 98%.