【trận đấu sunderland】Đẩy mạnh trang bị kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy, nổ cho trẻ em
Trên thực tế,Đẩymạnhtrangbịkỹnăngthoáthiểmkhixảyracháynổchotrẻtrận đấu sunderland cháy nổ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Do đó, việc trang bị kiến thức thoát nạn cho trẻ khi xảy ra cháy là rất quan trọng.
Đại diện Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (Bộ Công an) cho biết, trẻ em do còn nhỏ nên chưa ý thức được hết sự nguy hiểm của các đám cháy. Chính vì thế, cha mẹ, nhà trường cần trang bị cho trẻ đầy đủ những kiến thức liên quan tới cháy nổ, để trẻ nhận thức được rằng, các đám cháy rất nguy hiểm, có thể gây đe dọa tới tính mạng của mình và mọi người xung quanh.
Khác với người lớn, trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 16 tuổi khi phát hiện cháy khó có thể tự mình xử lý được. Vì thế, cha mẹ, các thầy cô giáo cần hướng dẫn trẻ khi phát hiện ra cháy, cần báo ngay cho người lớn ở gần đó nhất, hoặc gọi điện thoại cho cứu hỏa theo số 114.
Người lớn cũng cần hướng dẫn trẻ sử dụng chuông báo cháy để giúp trẻ nhấn còi báo động khi phát hiện ra đám cháy.
Đại diện Cục Cảnh sát PCCC&CNCH cho biết thêm, cha mẹ cần dạy trẻ khi gặp cháy trong nhà, cần di chuyển ngay ra khu vực ban ngoài, ban công… để ra hiệu, kêu gọi và cảnh báo với mọi người xung quanh. Dạy trẻ cách nhanh nhất để báo hiệu với mọi người về tình trạng khẩn cấp của mình để được hỗ trợ kịp thời.
Việc trẻ nhanh chóng thoát khỏi khu vực có đám cháy càng nhanh càng tốt là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho trẻ. Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ thoát ra ngoài bằng lối thoát hiểm, phải quan sát khu vực xung quanh để tìm được hướng thoát ra tốt nhất.
Vị đại diện Cục Cảnh sát PCCC&CNCH đánh giá, các vụ cháy thường có rất nhiều khói độc, nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngạt khí và tử vong. Vì thế, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ cách di chuyển, thoát nạn trong môi trường này.
Theo đó, trẻ cần được hướng dẫn di chuyển ra ngoài thật nhanh, phải cúi thấp người để có thể tìm thấy lối thoát nạn.
Khi di chuyển, trẻ cần sử dụng khăn ướt bịt mũi, miệng để tránh hít phải khói độc.
Khi xảy ra cháy, quần áo của trẻ có thể dễ dàng bị bắt lửa. Để phòng ngừa tình huống này có thể xả ra, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ nhanh chóng nằm ra sàn nhà và lăn qua lăn lại nhiều vòng để nhanh chóng dập lửa, tránh lửa lan nhanh ra khắp người gây nguy hiểm cho trẻ.
Bên cạnh đó, cần hướng dẫn trẻ cách làm ướt quần áo để giảm nguy cơ bị bắt lửa.
Khói từ đám cháy rất nguy hiểm và có thể để lại hậu quả nặng nề tới tính mạng, sức khỏe của con người. Chính vì thế, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ khi chưa kịp thoát ra ngoài khi có cháy và phải đợi người tới cứu, trẻ cần khẩn trương ngăn khói lan vào phòng.
Cha mẹ có thể dạy trẻ cách sử dụng khăn, vải ướt để bị kín các khe hở, chặn đường đi của khói.
Đây là những kỹ năng thoát nạn quan trọng mỗi khi xảy ra cháy mà cả người lớn và trẻ em cần phải nắm rõ. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người trong gia đình, những kiến thức, kỹ năng này cần phải được trang bị đầy đủ, thường xuyên để có thể áp dụng nếu không may xảy ra hỏa hoạn.
Ông Nguyễn Đỗ Tùng Cương- Chủ tịch Hiệp hội PCCC&CNCH cho biết, qua các vụ cháy gần đây, chúng tôi nhận thấy những người dân đã được học tập kỹ năng PCCC&CNCH thì có kinh nghiệm, khả năng tự thoát nạn tốt hơn những người chưa được trang bị kỹ năng. Thậm chí, nhiều người còn giúp được cho người khác thoát nạn.
Đình Thành và nhóm PV, BTV