Rốt ráo nhằm nâng hạng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới | |
Nâng hạng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới: Cần sự đồng bộ | |
Tìm giải pháp nâng cao xếp hạng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới |
Tổng cục Hải quan đang nỗ lực cùng với các bộ, ngành nâng xếp hạng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới. Ảnh: N.Linh |
Phương pháp đánh giá của WB
Mới đây, Tổng cục Hải quan đã công bố cụ thể nghiên cứu, phân tích nội hàm, kết quả chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới của Việt Nam. Theo đó, WB thực hiện thu thập thông tin để đánh giá thông qua khảo sát cho các đối tượng được lựa chọn. Trong đó, chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới đánh giá về hoạt động của cơ quan Hải quan và các đơn vị liên quan (cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị kinh doanh kho bãi cảng, đơn vị vận tải...) đối với hoạt động xuất, nhập khẩu.
Thời gian và lộ trình khảo sát hàng năm của WB là: Từ tháng 3 đến tháng 5 gửi bảng hỏi khảo sát; Từ tháng 6 đến tháng 9 nhận phiếu trả lời, tổng hợp dữ liệu, tính toán, phân tích dữ liệu và xây dựng khung báo cáo; Tháng 10 công bố Báo cáo Môi trường kinh doanh.
WB thực hiện khảo sát từ khi lô hàng xuất khẩu/nhập khẩu được vận chuyển từ kho hàng tại thành phố thương mại chính của đơn vị xuất khẩu đến kho hàng tại thành phố thương mại chính của đơn vị nhập khẩu: Việt Nam là TP. Hồ Chí Minh, Nhật Bản là Tokyo.
Mặt hàng WB khảo sát là hàng mới, không phải hàng đã qua sử dụng. Đối với nhập khẩu là nhóm hàng có mã số HS 8708 (Phụ tùng ô tô); Xuất khẩu là nhóm hàng có mã số HS85 (hàng điện máy, thiết bị điện, máy thu, tái tạo âm thanh, máy ghi hình…).
Cách thức tính điểm số xếp hạng: Chỉ số “Giao dịch thương mại qua biên giới” được tính trên kết quả trung bình cộng câu trả lời tại bảng hỏi của 8 chỉ số thành phần về thời gian, chi phí hàng xuất khẩu và nhập khẩu.
Việt Nam đang đứng vị trí thứ 100/190 nước về giao dịch qua biên giới
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) tại báo cáo Môi trường kinh doanh liên tục trong 2 năm 2016, 2017, Việt Nam giữ vững vị trí thứ 4 trong 10 nước ASEAN về chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới với thời gian và chi phí đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu đều có sự chuyển biến tích cực so với năm trước.
Năm 2016, thời gian giao dịch thương mại qua biên giới (bao gồm thời gian làm các thủ tục tại cửa khẩu và thời gian chuẩn bị hồ sơ) đối với hàng nhập khẩu là 138 giờ, giảm 32 giờ; đối với hàng xuất khẩu là 108 giờ, giảm 32 giờ;
Năm 2017-2018, thời gian giao dịch thương mại qua biên giới đối với hàng nhập khẩu là 132 giờ, giảm 6 giờ; đối với hàng xuất khẩu là 105 giờ, giảm 3 giờ (giảm ở thời gian làm thủ tục tại cửa khẩu); Chi phí giao dịch thương mại qua biên giới (bao gồm chi phí làm các thủ tục tại cửa khẩu và chi phí chuẩn bị hồ sơ) đối với hàng nhập khẩu và xuất khẩu đều giảm 19 USD (giảm ở chi phí làm thủ tục tại cửa khẩu).
Giải pháp nâng hạng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới (HQ Online) - Một trong những mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ là nâng xếp hạng chỉ ... |
Chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới: Thời gian và chi phí đã rút ngắn (HQ Online)- Mới đây, Ngân hàng thế giới (WB) công bố xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2017. Theo đó, chỉ số “giao dịch ... |
Năm 2018, vị trí xếp hạng của Việt Nam đối với Chỉ số chung về môi trường kinh doang giảm 1 bậc (từ vị trí 68 lên vị trí 69/190 nước); chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới giảm 6 bậc (từ vị trí 94 lên đến vị trí 100/190 nước).
Kết quả xếp hạng của Việt Nam phản ánh điều gì?
Theo phân tích của Tổng cục Hải quan, đối với xếp hạng Chỉ số chung về môi trường kinh doanh: Một số quốc gia châu Phi, Trung Quốc, Ấn Độ, đặc biệt khu vực ASEAN là Malaysia có sự cải thiện vượt bậc về lĩnh vực trong hoạt động kinh doanh dẫn đến sự thay đổi về vị trí xếp hạng chung về môi trường kinh doanh.
Đối với xếp hạng Chỉ số thương mại qua biên giới, một số quốc gia có sự cải thiện vượt bậc về hoạt động giao thương hàng hóa qua biên giới như Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, đặc biệt khu vực ASEAN là Malaysia, Lào
Malaysia tăng 13 bậc từ vị trí 61 lên vị trí 48/190; nguyên nhân do: Malaysia đã đẩy mạnh hải quan điện tử, quản lý rủi ro và nâng cấp cơ sở vật chất và hệ thống quản lý hoạt động tại cảng biển chính Klang.
Lào tăng 48 bậc từ vị trí 124 lên vị trí 76; nguyên nhân theo nhận định của WB là Lào đã đơn giản hóa quy trình thông quan hàng tại cửa khẩu.
Ngoài 2 nước trên, 8 nước còn lại trong ASEAN đều bị giảm từ 2 đến 7 bậc trong bảng xếp hạng.
Chỉ số này cũng phản ánh nguyên nhân về mặt chủ quan, trong đó, đối với hoạt động hải quan: Việc ứng dụng công nghệ thông tin vẫn chưa phủ tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước về Hải quan; Các hệ thống CNTT được xây dựng, phát triển dựa trên yêu cầu nghiệp vụ qua nhiều giai đoạn và nhiều mục tiêu khác nhau. Đặc thù các văn bản quy phạm pháp luật thường xuyên có sự thay đổi tuy nhiên các thủ tục để trình phê duyệt dự án xây dựng hệ thống CNTT phải trải qua rất nhiều bước, nhiều thủ tục nên mức độ đáp ứng của hệ thống CNTT đôi khi không theo kịp các quy định pháp luật mới.
Việc áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro vào trong hoạt động nghiệp vụ hải quan còn một số hạn chế do một số nguyên nhân như: Cơ sở hạ tầng CNTT chưa đồng bộ; công tác lựa chọn soi chiếu vẫn chưa đáp ứng hoàn toàn yêu cầu quản lý; công tác xếp hạng, đánh giá tuân thủ, đánh giá tự động trên hệ thống công nghệ thông tin chưa thực sự sát với tình hình thực tế.
Bên cạnh đó, hoạt động quản lý, kiểm tra chuyên ngành (KTCN) và triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, dù số lượng thủ tục hành chính triển khai mới đã tăng lên một cách nhanh chóng, riêng năm 2018 đã triển khai mới 101 thủ tục, nâng số thủ tục triển khai thông qua Cơ chế một cửa quốc gia hiện nay lên 148 thủ tục, tăng gấp 2 lần số thủ tục thực hiện trong 4 năm cộng lại (từ 2014 – 2017 mới triển khai được 47 thủ tục). Tuy nhiên, số thủ tục triển khai mới vẫn chưa đáp ứng mục tiêu đề ra theo Kế hoạch hành động của Chính phủ; một số bộ, ngành chậm xây dựng Kế hoạch hành động chi tiết để triển khai.
Về KTCN, số lượng hàng hóa phải KTCN còn chiếm tỷ trọng lớn. Văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý và KTCN có phạm vi quản lý và kiểm tra rộng, nhiều mặt hàng chưa có mã số HS, chưa có đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn để thực hiện việc kiểm tra; còn quy định chồng chéo một hàng hóa phải thực hiện cùng lúc nhiều thủ tục, chịu nhiều hình thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành do cùng một bộ, ngành.
KTCN thực hiện chủ yếu bằng phương thức thủ công, chưa áp dụng rộng rãi phương pháp quản lý rủi ro, việc công nhận kết quả kiểm tra.
Kết quả chỉ số cũng phản ánh những hạn chế trong hoạt động kinh doanh kho bãi, logistics và hoạt động khác có liên quan như: Kết cấu hạ tầng giao thông không đồng bộ, thiếu kết nối, thiếu nguồn lực để hiện đại hóa, nâng cao năng lực bốc xếp, giữa các cảng có tình trạng mất cân đối cung cầu… Những hạn chế đó khiến hệ thống cảng, kho bãi chưa phát huy hết năng lực, làm chi phí logistics tăng cao.
Một số địa phương có tình trạng số lượng kho, bãi lớn nhưng nằm rải rác, dàn trải, không có định hướng cụ thể nên hiệu quả kinh doanh của không ít kho, bãi không hiệu quả, lượng hàng hóa ít, không tương xứng với nguồn lực đầu tư.
Riêng đối với cảng Cát Lái là cảng có lưu lượng hàng hóa XNK lớn nhất cả nước, tuy nhiên hạ tầng thiếu đồng bộ, kết nối; tình trạng kẹt xe kéo dài trong nhiều giờ trên trục đường Đồng Văn Cống (quận 2), Nguyễn Văn Linh (quận 7) đã gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp, đẩy chi phí logistics tăng cao.
Theo phân tích chi tiết về thời gian và chi phí giao dịch thương mại qua biên giới của đại diện Ngân hàng Thế giới tại Hội nghị “Thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại” tháng 7/2018 nhằm xác định ưu tiên cải cách nhằm giảm chi phí thương mại và tăng cường năng lực cạnh tranh của Việt Nam cho thấy: Thời gian thuộc trách nhiệm của đơn vị xếp dỡ, lưu kho tại cảng và logistics chiếm 28% đối với hàng nhập và 50% đối với hàng xuất. Thời gian thuộc trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chuyên ngành là rất lớn: Thời gian tuân thủ về chứng từ đối với kiểm tra chuyên ngành (thời gian chuẩn bị hồ sơ xuất nhập khẩu) và thời gian tuân thủ tại cửa khẩu đối với cơ quan ngoài hải quan (thời gian kiểm tra và ra báo cáo kiểm tra chất lượng) chiếm đến 61% đối với hàng nhập; 46% đối với hàng xuất. Chi phí xếp dỡ, lưu kho tại cảng và chi phí logistics chiếm đến 64% đối với hàng nhập, 63% đối với hàng xuất. Chi phí thực hiện thủ tục tuân thủ kiểm tra chuyên ngành (chi phí chuẩn bị hồ sơ xuất, nhập khẩu) và chi phí kiểm tra chất lượng chiếm 25% đối với hàng nhập, 27% đối với hàng xuất. |