【lịch thi đấu u17 châu âu】Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp chạy nước rút về đích

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương,ấtkhẩuhànghóaDồnlựctrongchặngđườngvềđílịch thi đấu u17 châu âu ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc, Tổng Công ty May 10 – cho biết, sau 1 năm rất khó khăn – năm 2023, các đơn hàng xuất khẩu năm 2024 của doanh nghiệp ngành dệt may nói chung và May 10 nói riêng gần như không còn lo lắng về việc làm cho người lao động. Trải qua 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu và doanh thu của May 10 tăng trưởng trên 10% so với cùng kỳ năm ngoái. "Chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa là kết thúc năm 2024, chúng tôi cũng đã có kết quả dự kiến, và chắc chắn chúng tôi sẽ hoàn thành kế hoạch về xuất khẩu, về doanh thu", ông Việt nói.

Dây chuyền sản xuất Veston May 10 hiện đại những năm gần đây. Ảnh: Khắc Kiên
Dây chuyền sản xuất Veston May 10 hiện đại những năm gần đây. Ảnh: Khắc Kiên

Cũng theo ông Thân Đức Việt, đây là năm khá đặc biệt vì thông thường chúng tôi phải lo lắng về nguồn hàng, đặc biệt là nguồn hàng xuất khẩu thì gần như đây là năm trọn vẹn. Chúng tôi không phải lo lắng về công tác thị trường mà chỉ tập trung vào công tác sản xuất ra các sản phẩm đạt chất lượng cao nhất, đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu, cũng như những mục tiêu đặt ra cho thị trường trong nước.

Theo số liệu từ Hiệp hội dệt may Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam 10 tháng 2024 đạt 36,11 tỷ USD, tăng 9,86% so cùng kỳ 2023; trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 28,38 tỷ USD, tăng 10,54%; kim ngạch xuất khẩu xơ sợi ước đạt 3,66 tỷ USD, tăng 0,47%; kim ngạch xuất khẩu vải ước đạt 2,22 tỷ USD, tăng 11,12%...

Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) - cho biết, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam về cuối năm tiếp tục được cải thiện thể hiện ở tốc độ tăng trưởng ngày càng mở rộng so với những tháng đầu năm; trong đó, những thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng trưởng; thị trường ASEAN, Nga, Canada… đang là điểm sáng tiềm năng để doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may. Năm 2024, ngành dệt may có thể đạt 44 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng gần 10% so với năm 2023.

Với ngành da giày, bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký, Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam - cho biết, các thị trường chủ lực vẫn duy trì mức tăng trưởng cao, dự báo xuất khẩu toàn ngành trong năm 2024 đạt từ 26-27 tỷ USD.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, 10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,9%; nhập khẩu tăng 16,8%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 23,31 tỷ USD.

Trong đó, 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 335,59 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng khá cao so với một số nền kinh tế hàng đầu trong khu vực châu Á như: Trung Quốc tăng 4,3%; Hàn Quốc tăng 9,6%; Thái Lan tăng 3,9% (trong 9 tháng đầu năm 2024)...

Cùng với sự phục hồi của sản xuất và xuất khẩu trong 10 tháng năm 2024 nên cơ cấu hàng hóa nhập khẩu cũng có sự chuyển biến khi chiếm 89% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu là nhóm hàng cần nhập khẩu, với kim ngạch sơ bộ đạt 312,28 tỷ USD, tăng tới 16,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Quyết tâm tận dụng đà tăng trưởng xuất khẩu

Các chuyên gia nhận định, trong những tháng cuối năm, hoạt động xuất khẩu dự báo có nhiều thuận lợi và dư địa tăng trưởng do lạm phát toàn cầu đã hạ nhiệt, nhu cầu thị trường quốc tế đang trên đà hồi phục theo làn sóng hạ lãi suất của các ngân hàng trung ương.

Ở trong nước, các số liệu vĩ mô trong những tháng gần đây về tăng trưởng GDP, về chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), về chỉ số quản trị mua hàng (PMI), về đơn hàng xuất khẩu, FDI giải ngân,… cũng cho thấy bức tranh xuất khẩu khả quan trong những tháng cuối năm 2024.

10 tháng 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt gần 648 tỷ USD
10 tháng 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt gần 648 tỷ USD

Dù vậy, vẫn còn những khó khăn nhất định do diễn biến địa chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều khó khăn, thách thức, yếu tố rủi ro, bất định, đặc biệt là căng thẳng địa chính trị và xung đột vũ trang ở châu Âu, Trung Đông và bán đảo Triều Tiên có thể gây ra những đứt gãy trong chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó có những tác động cả về mặt tiêu cực tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.

Trước những cơ hội và cả những khó khăn, về phía cộng đồng doanh nghiệp đang quyết tâm tận dụng đà tăng trưởng xuất khẩu trong quý cuối của năm với lợi thế về thị trường, nhất là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Trong khi, nhu cầu của các thị trường nhập khẩu cuối năm có xu hướng tăng nhằm đáp ứng tiêu dùng dịp lễ Tết, đặc biệt nhu cầu đối với nhóm hàng may mặc, giày dép, điện tử và nông lâm thủy sản…

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa sẽ kết thúc năm 2024, vì vậy, hiện May 10 đang tập trung cao độ cho các đơn hàng để bán vào mùa cao điểm là Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025. “Năm nay, chúng tôi rất may mắn, bởi nhiều Bộ, ngành, doanh nghiệp, đặc biệt là những nơi hay sử dụng dòng thời trang công sở đang đặt rất nhiều dòng đồng phục như sơ mi Nam, quần âu Nam và Veston Nam. Hiện chúng tôi đang phải huy động mọi nguồn lực để tăng năng suất lao động, cũng như huy động người công nhân làm thêm giờ, cán đích mục tiêu đề ra”,ông Thân Đức Việt nói.

Về phía Bộ Công Thương, để đạt được cao nhất các chỉ tiêu đề ra, Bộ đã triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu. Theo đó, bên cạnh việc tập trung khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực và ký kết, triển khai các Hiệp định mới để mở rộng, đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất nhập khẩu, chuỗi cung ứng.

Tăng cường khai thác các thị trường lân cận, còn tiềm năng, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu, thúc đẩy xuất khẩu bền vững. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm củng cố thể chế về phòng vệ thương mại hướng tới bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế.

Tiếp tục nâng cao việc sử dụng hiệu quả công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước và hỗ trợ hiệu quả các ngành xuất khẩu của Việt Nam ứng phó hiệu quả các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh – Chuyên gia kinh tế nhận định, đơn hàng xuất khẩu tăng mạnh nhờ nhu cầu phục hồi sau khi giảm sâu trong năm ngoái, đây là cú hích đáng kể cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa và tiếp sức cho sản xuất phục vụ đơn hàng xuất khẩu đã ký. "Với tình hình đơn hàng hiện tại và nhìn vào tốc độ tăng tốc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, nếu các doanh nghiệp có sự nỗ lực cố gắng từ nay đến cuối năm, thì trong cả năm 2024 khả năng Việt Nam sẽ chạm mốc 800 tỷ USD xuất nhập khẩu, vượt xa mức kỷ lục xuất nhập khẩu 732 tỷ USD vào năm 2022", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.