【ketqua bong da duc】Nhật ký nông dân

Cách đây hơn 1 năm (tháng 4-2017),ketqua bong da duc tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã nhận lời và về Hậu Giang nói chuyện tại buổi tọa đàm Hậu Giang con đường khởi nghiệp. Hơn 200 người dự kín hội trường Tỉnh ủy Hậu Giang, lãnh đạo địa phương dự rất nhiều. Nhưng điều làm tiến sĩ Lê Thẩm Dương “khoái” là khi thấy rất nhiều nông dân, thanh niên chăm chú lắng nghe.

Bưởi hồ lô một sản phẩm độc đáo từ ý tưởng của anh Võ Trung Thành.

Khởi nghiệp mưu sinh và ý tưởng “tình cờ”

Anh nông dân Lê Út Nữa, ở huyện Phụng Hiệp, cẩn thận ghi chép các ý kiến gợi mở từ tiến sĩ Lê Thẩm Dương. Có lẽ vẫn là điều mới mẻ đối với nông dân trẻ như anh Út Nữa (ở Phụng Hiệp), chị Cà Chua  (HTX Đan Đác ở thị xã Long Mỹ)… khi tiếp cận các thuật ngữ “cách mạng 4.0”, Starup (loại hình khởi nghiệp)… Hôm ấy cả chị Cà Chua và anh Út Nữa đã đăng đàn chia sẻ về con đường khởi nghiệp của mình. “Tôi mong chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ nghiên cứu cách điều trị bệnh cho con trăn, mời gọi doanh nghiệp tham gia sản xuất hàng mỹ nghệ, tìm đầu ra”, anh Út Nữa nói một cách chân chất. Lâu nay “Phụng Hiệp” là địa danh gắn với chợ buôn bán động vật hoang dã. Nhưng Út Nữa là người khởi nghiệp nuôi trăn đất để cung cấp cho thị trường. “Khi bắt đầu với mô hình này, tôi đã học hỏi, rút kinh nghiệm của những người đi trước. Mới đầu nuôi được 4 con, sau thấy mô hình mang lại hiệu quả kinh tế nên tiếp tục vay vốn thêm của ngân hàng để mở rộng diện tích chăn nuôi. Từ một vài con trăn giống ban đầu, hiện nay tổng đàn trăn đã tăng lên trên 50 con. Mỗi năm, tôi thu về từ tiền bán trăn thịt và trăn giống trên 200 triệu đồng”, anh Út Nữa cho biết. Từ mô hình khởi nghiệp của anh Út Nữa, đến nay mô hình này đã lan tỏa nhanh đối với nông dân trẻ khi thành lập một CLB nuôi trăn đất tại Phụng Hiệp.

Hậu Giang là tỉnh chia tách sau cùng ở ĐBSCL (đến thời điểm này) còn nhiều khó khăn, kế mưu sinh của người dân phần lớn lệ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là vùng đất gắn với nhiều đặc sản như: khóm Cầu Đúc, cá thát lát cườm, bưởi Năm Roi… Giờ chúng ta nói nhiều về cuộc “cách mạng 4.0”. Người dân Hậu Giang đã có những bước “khởi nghiệp sáng tạo” rất thú vị. Trong 5 năm qua, cái tên “vua bưởi hồ lô” gắn liền với anh Võ Trung Thành, ở Châu Thành, Hậu Giang. Giờ bước vào tuổi “lục tuần”, anh Thành vẫn không ngừng đưa ra những họa tiết, hoa văn nhiều ý nghĩa “dán tem” cho trái bưởi, quả dưa hấu…

Chân dung của “vua bưởi tạo hình” Võ Trung Thành bắt đầu từ câu chuyện nghe rất “kỳ cục”. “Cách đây gần 10 năm, tình cờ phát hiện một trái bưởi bị kẹt trong nhánh cây và vẫn phát triển bình thường nhưng với hình thù “chẳng giống ai”. Thế là tôi nảy ra ý tưởng “uốn ép” sao cho nó ra hình dạng bầu rượu hồ lô”, anh Thành nhớ lại. Cận tết năm đó anh ép vài trái để chưng cho vui. Bất ngờ hơn, khi anh đem sản phẩm dự đấu xảo trái cây ngon ở Hội chợ Quốc tế Cần Thơ và đoạt giải. Đó là niềm động viên anh bắt tay sản xuất “hàng độc” vào dịp tết năm 2009. Và từ đó, biệt danh “vua bưởi tạo hình” cũng được giới thương lái và nhà vườn đặt cho anh Thành. Không chỉ làm giàu cho chính bản thân, anh còn hướng dẫn hàng chục gia đình (bình quân 1ha vườn/hộ) làm bưởi hồ lô bán trong dịp tết và hình thành CLB sản xuất trái cây tạo hình. Thu nhập của nhà vườn trồng bưởi tạo hình ở Châu Thành vài trăm triệu đồng/năm thậm chí 1 tỉ đồng giờ không còn là chuyện cá biệt.

Nông dân thay đổi “trang nhật ký”

Thời bao cấp, nông dân miền Tây sản xuất lúa mùa (1 vụ/năm), gần như nhà nào cũng có một cuốn sổ nhật ký để ghi chép. Những ghi chép này gắn liền với “lúa ví trong bồ”! Đi đám cưới, đám tang, “chia thịt heo”… đều gắn liền “xuất lúa trong bồ”! Giờ họ vẫn ghi chép nhật ký nhưng theo một cách khác.

Những nông dân ở HTX Lúa - Tôm Hòa Lời (huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) hẳn không quên công của kỹ sư Hồ Quang Cua, khi ông “mai mối” với một doanh nghiệp để nông dân trồng lúa đạt tiêu chuẩn Global GAP.

Anh Mai Văn Chánh, là một trong những người cần cù ghi chép nhật ký ở HTX Lúa - Tôm Hòa Lời. Anh Chánh với những “chiến hữu” cùng trang lứa trong HTX như Hai Quang, Ba Tú ngày ngày lui cui trên đồng ruộng chăm sóc lúa. Và “người bạn” theo họ suốt nhiều năm qua là quyển nhật ký trồng lúa. Lật cho tôi xem quyển nhật ký chi chít ngày và công việc cải tạo đất, mua giống, xuống giống, phân, liều lượng... anh nói nghiêm chỉnh: “Đó là công việc nằm lòng của nông dân ở đây để ruộng lúa được công nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP”. Xã viên HTX Hòa Lời làm hoài, làm riết tới tròm trèm bốn năm lận. Họ phải ghi cả khi thu hoạch, năng suất lúa... tất cả để bảo đảm quy trình sản xuất có thể truy xuất nguồn gốc khi khách hàng trong và ngoài nước yêu cầu. “Những nông dân lân cận trong xóm như Út Thừa, Chín Khang, Hai Chiến, Út Chờ thấy tôi và anh Hai Quang làm lúa ghi ghi, chép chép chẳng biết làm gì cứ xì xầm: “Mấy thằng cha này rảnh rỗi quá”! Họ chỉ ngỡ ngàng khi nông dân HTX bán lúa Đông xuân cao hơn lúa của họ 1.000 đồng/kg. Thì ra, cái giá cao hơn 1.000 đồng/kg do doanh nghiệp mua cao hơn là nhờ sự chăm chỉ ghi nhật ký! Lúc này, mấy cha nội “xì xầm” hồi nào như Út Thừa, Hai Chiến, Út Chờ... không còn đợi mà làm đơn xin vô HTX để được ghi… nhật ký trồng lúa”, anh Mai Văn Chánh nhớ lại.

Giờ trên đồng ruộng miền Tây, chúng ta dễ thấy cảnh người dân ngồi trên máy trục, máy xới vừa làm vừa cầm điện thoại “a lô nói chuyện”! Không ít nông dân có điều kiện đã dùng điện thoại “để khiển” hệ thống tưới tiêu thông minh cho sản xuất nông nghiệp. Song chúng ta rất cần và rất mong ngày càng xuất hiện những nông dân trẻ, năng động như anh Út Nữa nuôi trăn đất ở Phụng Hiệp, hay đeo đuổi ý tưởng làm giàu như vua bưởi hồ lô Võ Trung Thành… Cần lắm những “lão nông tri điền” như anh Chánh, Hai Quang, Út Chờ… ghi chép nhật ký ở HTX Hòa Lời, Mỹ Tú (Sóc Trăng). Và chúng ta có quyền hy vọng rằng, một ngày không xa, những nông dân miền Tây sẽ đổi cách ghi nhật ký trên cuốn sổ bằng chiếc điện thoại. Đó là một hành trình sẽ không ngắn và rất cần sự hỗ trợ của cộng đồng! 

Bài, ảnh: VĨNH TƯỜNG