Empire777

(CMO) Xứ dừa xã Phú Tân, huyện Phú Tân nổi tiếng một thời và dần bị quên lãng do chuyển dịch sản xuấ fcb8.

【fcb8.】Hồi sinh vườn dừa Phú Tân

Báo Cà Mau(CMO) Xứ dừa xã Phú Tân, huyện Phú Tân nổi tiếng một thời và dần bị quên lãng do chuyển dịch sản xuất. Song, thời gian gần đây đã có chủ trương phục hồi dừa trong sự hào hứng của người dân.

Phó chủ tịch UBND xã Phú Tân Nguyễn Thống Nhất thông tin, thời gian gần đây, UBND xã phát động phong trào phục hồi vườn dừa. Chủ trương được người dân nhiệt tình ủng hộ nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

Nhớ vườn dừa

Nghe tin có phóng viên đến, ông Đặng Văn Chuối (Bảy Chuối), 65 tuổi, Trưởng ấp Đường Cày chờ từ sớm tại UBND xã. Được cán bộ xã giới thiệu, chúng tôi đến nhà ông Bảy Chuối để tận mắt chứng kiến sự hồi sinh của vườn dừa. Mưa lất phất, ông Bảy Chuối cũng là nhân chứng trước sự hưng thịnh rồi suy thoái của vườn dừa một thời, hồi tưởng: “Hồi đó nhà nào nhà nấy tệ lắm cũng cả trăm gốc dừa. Tối đến dơi tập trung về kêu vang động cả xóm, mới đầu nghe không quen thấy khó chịu, nhưng dần dà trở nên quen thuộc. Hiện giờ dừa giảm đáng kể, Tết đến có dừa kho nồi thịt, làm ít mứt là mừng rồi. Bởi lớp thì phá bỏ, số còn sót lại thì cao quá, vợ chồng già đứng nhìn thôi chứ leo sao nổi”.

Ông Bảy nói, trước đây dọc ấp Đường Cày, rồi sang mấy ấp lân cận, đi đâu cũng thấy dừa xanh ngút ngàn. Không biết ông bà ta trồng từ đời nào nhưng từ lúc vợ chồng ông về đây, vào năm 1980, vườn dừa đã xanh um, trĩu quả.  Xứ này được mệnh danh là xứ dừa, bởi nhà nào nhà nấy trồng ít nhất cũng hơn trăm gốc.

Cách đó vài công đất là nhà ông Nguyễn Văn Kil, từng được mệnh danh là "vua" xứ dừa. Cũng như bao nhiêu hộ khác, ông Kil phá dừa nuôi tôm nhưng dừa còn giữ lại khá nhiều, tầm hơn 300 gốc. Ông Kil bộc bạch: “Nhớ ngày trước tôi dành hẳn 50 công đất để trồng dừa. Phần ông bà trồng sẵn, phần tôi trồng thêm. Trồng dừa không tốn nhiều công chăm sóc mà cứ ngày qua ngày nó lớn nhanh rồi bám trụ với quê hương. Bởi vậy, theo năm tháng có biết bao kỷ niệm vui buồn với vườn dừa”.

Vườn dừa của ông Phạm Văn Quắn vẫn được lưu giữ nhưng diện tích đã thu hẹp hơn trước nhiều.

Người dân xứ này chủ yếu bán dừa khô, còn dừa tươi thì phải mua ở huyện Trần Văn Thời, do dừa trồng lâu năm, cây nào cây nấy cao chót vót nên rất khó thu hoạch trái. Ông Kil kể, ngày trước người dân ở đây sống chủ yếu nhờ trồng lúa, dừa chỉ phụ thêm chút đỉnh. Để bán được dừa cho vựa, cả nhà cùng nhau cạy cơm dừa phơi khô. So ra dừa khô thời đó cũng có giá, vào những năm 90 mà đã 3 ngàn đồng/kg cơm dừa phơi khô, trong khi giá hiện tại chỉ có 7 ngàn đồng/kg. Trung bình 12 trái dừa khô mới được 1 kg cơm dừa.

Họ mua cơm dừa để làm nguyên liệu chế biến mỹ phẩm, dược phẩm nên thương lái ở đây cũng khá nhiều. Để đảm bảo phơi dừa cả mùa mưa, nhiều gia đình trang bị máy sấy. Nhà khá thì mua máy sấy, nhà thì tự chế.

Gần nhà ông Kil là nhà ông Nguyễn Tấn Ngoan, một trong ít hộ vẫn còn duy trì vườn dừa. Ông Ngoan tâm tình: “Xứ này hồi xưa dơi về làm máng trên cây dừa nhiều lắm. Sau một đợt bị bọ cánh cứng tấn công, vườn dừa trở nên xác xơ. Mặc dù Phòng NN&PTNT huyện áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế tối đa mức ảnh hưởng của sâu bọ gây hại nhưng cũng không thể cứu nổi. Đến năm 2000, phần lớn người dân phá dừa nuôi tôm, nhưng cũng có người không nỡ vì tiếc công sức ông bà để lại.

Cũng vì suy nghĩ đó, ông Phạm Văn Quắn vẫn quyết tâm giữ những gốc dừa với mong muốn giữ lại nét riêng cho vùng đất này. Lý giải cho quyết định của mình, ông Quắn bông đùa: "Tôi cũng không biết vì sao ngày trước ông cha mình chọn trồng cây dừa mà không phải cây trồng khác. Mà chắc họ cũng đã có tính toán nên mới đồng loạt trồng nhiều như vậy. May nhờ còn giữ dừa nên mấy năm tôm thất tôi cũng có việc làm lúc nông nhàn là cạy cơm dừa bán kiếm tiền mua gạo. Mặc dù đây không phải nguồn sống chính nhưng những lúc khó khăn cũng xoay xở được nhờ vườn dừa này".

Khôi phục vườn dừa

Nói về vấn đề khôi phục vườn dừa, ông Bảy Chuối thở dài, mặc dù nhiều người vẫn muốn lưu giữ lại vườn dừa, nhưng để phục hồi như trước rất khó. So với giá trị kinh tế của các cây trồng hay vật nuôi khác thì dừa thua xa. Với lại, muốn khôi phục vườn dừa như trước đây cần rất nhiều cây giống, chi phí phân bón, song mặt bằng chung vẫn còn nhiều hộ dân kinh tế khó khăn nên dù muốn làm cũng không thể.

Gần 20 năm nay cây dừa đã nhường chỗ cho con tôm, so với ngày trước đời sống bà con cải thiện rõ nét. Nhiều người ban đầu vẫn quyết tâm giữ vườn dừa, nhưng dần dần cũng phá bỏ để lấy đất nuôi tôm. Và cũng có người mấy đời làm nghề thu mua dừa phải ngậm ngùi chuyển sang lĩnh vực khác kiếm sống.

Ông Phạm Văn Quắn nói: “Gần đây UBND xã phát động phong trào khôi phục vườn dừa. Gia đình tôi đã mua thêm cây giống để bổ sung cho vườn dừa sẵn có, nhưng nước ở khu vực này đã nhiễm mặn, dừa không phát triển tốt như trước đây. Có lẽ vì thế mà một số người không còn thiết tha đến việc khôi phục vườn dừa”.

Riêng ông Bảy Chuối thì không, để nhanh chóng phục hồi vườn dừa, ông đã chuyển sang trồng dừa xiêm lùn. Loại dừa này rút ngắn thời gian thu hoạch và sản lượng tăng lên rất nhiều, ông mong người dân ở đây sẽ hưởng ứng và thiết tha hơn.

Ông Nguyễn Thống Nhất thông tin, hướng tới kỷ niệm 15 năm tái lập huyện Phú Tân, UBND huyện đã yêu cầu mỗi xã phải trưng bày ít nhất một sản phẩm. UBND xã Phú Tân dự kiến chọn trái dừa làm sản phẩm trưng bày, bởi thế thời gian này UBND xã ra sức kêu gọi người dân tích cực hưởng ứng phong trào phục hồi vườn dừa. Tuy nhiên, hiện tại khâu hỗ trợ về giống cây trồng, phân bón, đầu ra của trái dừa còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ. Ông Nhất hy vọng sắp tới sẽ nhận được sự quan tâm từ các ban, ngành và sự đồng thuận trong Nhân dân để vườn dừa Phú Tân mau chóng hồi sinh./.

Ngọc Trầm - Thảo Linh

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap