【kết quả bóng đá euro hôm nay】Tìm giải pháp ứng phó với rủi ro tài chính toàn cầu
Bất ổn tài chính toàn cầu gia tăng
Nền kinh tế toàn cầu đang phải đối diện với việc giá nhiều hàng hóa chiến lược tăng cao,ìmgiảiphápứngphóvớirủirotàichínhtoàncầkết quả bóng đá euro hôm nay trong đó điển hình là giá dầu mỏ, năng lượng và tiếp đến có thể là giá lương thực, xúc tác thêm cho áp lực lạm phát, đồng thời tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh, đầu tư và tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu…
Bên cạnh đó, sự cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia lớn đang ngày càng gay gắt để tranh dành vị trí dẫn dắt thế giới. Liệu vị thế của Hoa Kỳ và vai trò tiền tệ quốc tế của đồng đô la có thể bị suy giảm? Khả năng Trung Quốc vươn lên để trở thành quốc gia dẫn đầu nền kinh tế toàn cầu và đưa nhân dân tệ trở thành tiền tệ quốc tế? Cùng với đó, cũng còn nhiều vấn đề đang đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách trước những thay đổi cục diện toàn cầu.
Để thích ứng trước các hoàn cảnh bất lợi, doanh nghiệp cần xây dựng kịch bản ứng phó. |
Theo GS.TS Sử Đình Thành – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH), đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), xung đột tại Ukraine trước mắt làm cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại và lạm phát cao, tuy nhiên đó chỉ là hiệu ứng vòng một. Cho đến giờ, không ai có thể dự báo chính xác diễn biến tương lai xung đột tại Ukraine như thế nào. Giả dụ hòa bình có thể đến vào ngày mai, vẫn tiếp tục xuất hiện các hiệu ứng vòng hai, vòng ba, dẫn đến định hình lại trật tự mới về kinh tế và chính trị toàn cầu. Các hiệu ứng nhiều tầng này là do những chuyển dịch trong thương mại năng lượng, các chuỗi cung ứng được cấu hình lại, mạng lưới thanh toán tiền tệ toàn cầu bị phân mảnh, vai trò của các đồng tiền mật mã khu vực tư hay do các ngân hàng trung ương phát hành ngày càng được tăng cường, cùng với việc các quốc gia cân nhắc nắm giữ tiền tệ dự trữ ngoại hối…
‘‘Nhìn rộng hơn, thương mại toàn cầu được đặt trong một bối cảnh mới bất chấp các quy tắc vốn có của nó như: kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn, xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt, theo đuổi khả năng tự cung tự cấp trong một số ngành công nghệ quan trọng và áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại lên đối thủ…’’ – GS.TS Sử Đình Thành nói.
5 nhóm rủi ro và giải pháp ứng phó chiến lược
Nhận diện tác động của tình hình kinh tế thế giới đối với Việt Nam, theo TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, thị trường tài chính Việt Nam đang phải đối mặt với 5 nhóm rủi ro gồm: Lạm phát tăng; áp lực gia tăng nợ và nghĩa vụ trả nợ, nhất là trái phiếu doanh nghiệp; rủi ro của thị trường chứng khoán (TTCK) với hiện tượng điều chỉnh, đầu cơ, đòn bẩy, đám đông, do tính minh bạch chưa cao, chất lượng doanh nghiệp, nhà đầu tư còn thấp…; rủi ro từ áp lực tăng vốn từ khu vực ngân hàng nhằm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn cao hơn, nguy cơ nợ xấu tiềm ẩn tăng; rủi ro bộ tứ liên thông ngân hàng - chứng khoán - bảo hiểm - bất động sản. Bên cạnh đó là rủi ro tội phạm tài chính.
TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, giải pháp chiến lược của Việt Nam trước bối cảnh hiện nay là cần phát triển thị trường tài chính cân bằng, hài hòa hơn, kiến tạo phát triển song vẫn kiểm soát rủi ro, tận dụng được các cơ hội mới. Kế đến là nâng cao hiệu quả phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phục hồi 2022 - 2023; ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và rủi ro hệ thống tài chính, rủi ro bộ tứ liên thông. |
Giải pháp chiến lược của Việt Nam trước bối cảnh đó, vị chuyên gia này đề xuất một số nhóm giải pháp. Trước tiên, về cách thức tiếp cận, cần phát triển thị trường tài chính cân bằng, hài hòa hơn, kiến tạo phát triển song vẫn kiểm soát rủi ro, tận dụng được các cơ hội mới. Kế đến là nâng cao hiệu quả phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phục hồi 2022 - 2023; ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và rủi ro hệ thống tài chính, rủi ro bộ tứ liên thông.
Tiếp đến là hoàn thiện thể chế như Luật Giao dịch điện tử, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; quy định về tiền kỹ thuật số, cơ chế sandbox về Fintech theo nghĩa rộng; luật hóa xử lý nợ xấu; sửa đổi nghị định 153/2020/NĐ-CP, rà soát Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp; phát triển các tổ chức xếp hạng tín nhiệm theo thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó là giải pháp nâng cao năng lực quản lý, kiểm tra - giám sát; kiểm soát rủi ro an ninh mạng an toàn thông tin – dữ liệu; ứng dụng công nghệ trong dự báo, tăng khả năng chống chịu các cú sốc; xây dựng cơ sở dữ liệu tài chính – tiền tệ; thực thi có hiệu quả kế hoạch tái cơ cấu và kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng; xây dựng lộ trình phát triển tài chính xanh; nỗ lực nâng hạng TTCK Việt Nam trước năm 2025: nâng cao tính minh bạch, chuyên nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm - dịch vụ tài chính, nâng cao năng lực của các định chế tài chính và nhà đầu tư chuyên nghiệp; tăng cường giáo dục tài chính, gồm cả tài chính số, tiền kỹ thuật số...
“Đối với các định chế tài chính, cần tăng năng lực quản trị doanh nghiệp, năng lực tài chính và quản lý rủi ro, nhất là rủi ro tội phạm tài chính, công nghệ thông tin và an ninh mạng. Kế đến là triển khai chiến lược chuyển đổi số, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ lẫn thị trường, xây dựng hệ sinh thái số, tài chính mở nhằm gia tăng trải nghiệm và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng…’’ - ông Cấn Văn Lực khuyến nghị.
Mở rộng các kênh đầu tư và huy động vốnMặc dù kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu tích cực, tuy nhiên viễn cảnh vẫn tiềm ẩn những rủi ro và thách thức. Khi mà những bất ổn toàn cầu vẫn đang xảy ra, các cú sốc ngoại sinh như dịch bệnh, xung đột chính trị hoàn toàn có thể tiếp diễn thì càng đòi hỏi năng lực ứng phó cũng như sự thay đổi của các doanh nghiệp, đặc biệt là tại nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. Theo các chuyên gia nghiên cứu thuộc UEH, việc thiết kế, xây dựng một chiến lược chung cho tất cả các doanh nghiệp có lẽ rất khó, bởi vì sự khác biệt trong ngành nghề, mô hình và tư duy quản trị. Tuy nhiên, để định hình hướng đi phù hợp trong bối cảnh mới thì một số gợi ý sau đây sẽ mang tính khả thi. Đó là kiểm soát tốt dòng tiền và vốn luân chuyển để duy trì tính thanh khoản; tinh gọn quy trình, tối ưu hóa chi phí, cắt giảm các khoản đầu tư kém hiệu quả; tận dụng các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ như giãn, hoãn thuế, trợ cấp, hỗ trợ tài chính, cho vay ưu đãi, tái cấu trúc khoản vay; áp dụng số hóa và đổi mới sáng tạo trong hoạt động thương mại, sản xuất, kinh doanh, quản lý…; đa dạng hóa thị trường đầu vào và đầu ra, nâng cao tính chủ động và linh hoạt. Ngoài ra cũng cần tìm kiếm và mở rộng các kênh đầu tư và kênh huy động vốn; thay đổi các chiến lược trước đây để thích nghi với bối cảnh hậu Covid-19, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bền vững. Doanh nghiệp cũng nên dựa vào xu hướng phát triển theo mỗi thời điểm để lên chiến lược đa dạng. Để thích ứng trước các hoàn cảnh bất lợi, doanh nghiệp cần xây dựng kịch bản ứng phó, ngoài việc tập trung vào các vấn đề vi mô như trước, cần xem xét mở rộng các ảnh hưởng của vĩ mô. Kiểm soát tốt sự gia tăng các chi phí của chuỗi cung ứng do ảnh hưởng của tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng. Cần những sức bật mạnh mẽ, đồng bộ, có sức lan tỏa giữa Chính phủ và doanh nghiệp. Khi đó, Chính phủ và doanh nghiệp cần đảm bảo tính chủ động, đưa ra những chiến lược, chính sách kịp thời, có tính đón đầu trước xu hướng. Đồng thời, phải có mối tương tác lẫn nhau, doanh nghiệp phải sẵn sàng và Chính phủ cũng cho thấy vai trò kiến tạo, giám sát. |