Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế và tiêu chuẩn Codex
Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex Alimentarius Commission – CAC) là cơ quan liên chính phủ của Tổ chức Nông Lương của Liên hiệp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),êuchuẩnthựcphẩmCodexvớicácmụctiêupháttriểnbềnvữngcủaLiênhiệpquốtrận đấu ngày mai được thành lập vào năm 1963. Hiện tại, CAC có 188 thành viên (187 quốc gia và một tổ chức thành viên là EU). Ngoài ra, CAC hiện có 234 quan sát viên (bao gồm 54 tổ chức liên chính phủ, 164 tổ chức phi chính phủ và 16 tổ chức Liên hiệp quốc).
Tính đến năm 2021, Bộ tiêu chuẩn thực phẩm Codex gồm 224 tiêu chuẩn cùng với khoảng 140 quy phạm thực hành và hướng dẫn cũng như các khuyến nghị khác đã được Ủy ban thông qua với mục đích bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trên toàn cầu đồng thời giảm bớt các rào cản thương mại không cần thiết đối với thực phẩm.
Các tiêu chuẩn Codex quốc tế là những khuyến nghị để các thành viên tự nguyện áp dụng, nhưng trong nhiều trường hợp đó là cơ sở của các văn bản quy phạm pháp luật của các nước thành viên. Tại Việt Nam, nhiều tiêu chuẩn Codex về sản phẩm thực phẩm đã được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam (TCVN) - văn bản tự nguyện áp dụng, nhưng các khuyến cáo của Codex về giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm là căn cứ để Bộ Y tế biên soạn và ban hành các thông tư (văn bản quy phạm pháp luật) tương ứng. Việc tham chiếu các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Codex trong Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật của Tổ chức Thương mại Thế giới (Hiệp định SPS) cho thấy tiêu chuẩn Codex có ý nghĩa sâu rộng trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại. Các thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nếu muốn áp dụng các biện pháp an toàn thực phẩm nghiêm ngặt hơn các biện pháp do Codex đặt ra thì cần phải giải trình một cách khoa học về các biện pháp này.