Empire777

Nhiệm vụ quan trọng với lĩnh vực Hải quan là hoàn thiện cơ sở pháp lý để thực hiện cam kết về Cơ chế kq europa league 2023

【kq europa league 2023】Dồn lực rà soát pháp lý và đánh giá tác động của cam kết hội nhập tài chính

don luc ra soat phap ly va danh gia tac dong cua cam ket hoi nhap tai chinh

Nhiệm vụ quan trọng với lĩnh vực Hải quan là hoàn thiện cơ sở pháp lý để thực hiện cam kết về Cơ chế một cửa quốc gia; thí điểm Cơ chế một cửa ASEAN và hoàn thành các chỉ tiêu cải cách,ồnlựcràsoátpháplývàđánhgiátácđộngcủacamkếthộinhậptàichíkq europa league 2023 hiện đại hóa. (Ảnh: H.Vân)

Nâng cao nhận thức

Trong nhiều năm trở lại đây, Đảng, Nhà nước và Chính phủ luôn quan tâm đến công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, sự kiện Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 nước đối tác đầu năm 2016 đã đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung và của ngành Tài chính nói riêng. Việc tham gia vào quá trình hội nhập sâu rộng và toàn diện trên nhiều lĩnh vực đòi hỏi tất cả các bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương đều phải vào cuộc nhằm đổi mới, hoàn thiện thể chế để phù hợp với các cam kết, tận dụng được thời cơ cũng như ứng phó với các thách thức từ hội nhập đem lại. Đặc biệt, ngày 18-3 vừa qua, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc chuẩn bị trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định TPP, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành cần tập trung nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ rà soát, đánh giá trong lĩnh vực mình phụ trách để đưa ra những kiến nghị, lộ trình cụ thể cho việc thực hiện TPP.

Trước tình hình đó, để kịp thời triển khai các nhiệm vụ hội nhập kinh tế quốc tế trong toàn ngành Tài chính, nâng cao nhận thức của cán bộ công chức trong quá trình hoàn thiện thể chế chính sách và thực thi công vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã chỉ đạo quán triệt toàn hệ thống tài chính về nhiệm vụ của Ngành trong quá trình hội nhập tài chính quốc tế đồng thời ký, ban hành Chỉ thị số 02/CT-BTC về việc hội nhập trong lĩnh vực tài chính năm 2016 với nhiều nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai.

Trong Chỉ thị này, điều trước hết mà Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu, đó là tiếp tục nâng cao và thống nhất nhận thức của toàn thể các đơn vị thuộc Bộ từ Trung ương đến địa phương về các yêu cầu, thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2016 và các năm tiếp theo nhằm hoàn thiện thể chế tài chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm; tăng cường huy động các nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.

Hoàn thiện lộ trình thực thi

Có thể nói, sau khi Việt Nam tham gia và bắt tay vào thực thi các Hiệp định thương mại tự do, một nhiệm vụ quan trọng đối với ngành Tài chính trong thời điểm hiện tại là xây dựng được lộ trình thực thi nghiêm túc các cam kết trong lĩnh vực Bộ Tài chính quản lý.

Cụ thể, với việc thực thi cam kết hài hòa về thuế quan trong ASEAN, Bộ Tài chính sẽ hoàn thành việc xây dựng Biểu chuyển đổi theo Danh mục Biểu thuế quan hài hòa ASEAN (AHTN) từ AHTN 2012 sang AHTN 2017. Trên cơ sở đó, rà soát các cam kết thuế trong WTO và các Hiệp định thương mại tự do để trình cấp có thẩm quyền ban hành Biểu thuế ưu đãi; các Biểu thuế ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa (ATIGA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), ASEAN - Úc – New Zealand (AANZFTA), ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), Việt Nam - Chi Lê (VCFTA), Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) và Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu (VNEAEUFTA) và tiến hành chuyển đổi các biểu cam kết thuế trong TPP và EU sang AHTN 2017.

Về thuế xuất khẩu, hiện tại, các đơn vị của Bộ Tài chính đang gấp rút xây dựng lộ trình biểu cam kết về thuế xuất khẩu trong Hiệp định thương mại Việt Nam-EU, Hiệp định TPP và nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý đối với hàng xuất khẩu để có thể áp dụng thuế xuất khẩu riêng cho các đối tác có cam kết về thuế xuất khẩu trong các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam.

Đối với lĩnh vực Hải quan, nhiệm vụ quan trọng là triển khai, hoàn thiện cơ sở pháp lý để thực hiện cam kết về Cơ chế một cửa quốc gia; Chương trình thí điểm Cơ chế một cửa ASEAN để từ đó tiến tới thực thi chính thức. Cùng với đó là tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để hoàn thành chỉ tiêu cải cách Hải quan theo tiêu chuẩn của các nước ASEAN-4 tại Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016.

Đánh giá tác động kịp thời

Không chỉ hoàn thiện lộ trình thực thi các cam kết, việc theo dõi và đánh giá tác động của hội nhập cũng sẽ được tăng cường để kịp thời đề xuất cơ chế chính sách.

Việc theo dõi, đánh giá sẽ được triển khai toàn diện từ tác động đến thu ngân sách Nhà nước để kịp thời đề xuất các giải pháp, cải cách về Thuế và Hải quan nhằm đảm bảo cân đối ngân sách tới tác động đến các ngành hàng để phát hiện các thị trường xuất khẩu tiềm năng tại các khu vực khác nhau và công bố rộng rãi cho cộng đồng doanh nghiệp.

Thực hiện nhiệm vụ này, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị chức năng định kỳ hàng quý đánh giá tác động của việc thực hiện FTA tới diễn biến nhập khẩu và mức độ áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định FTA, để tham mưu báo cáo Bộ có các giải pháp quản lý kịp thời như về điều chỉnh thuế suất, đề xuất áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, quản lý chặt chẽ về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm tăng cường chống gian lận thương mại.

Việc theo dõi, đánh giá tác động thường xuyên sẽ hỗ trợ công tác xây dựng chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với sản phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế, các Hiệp định thương mại song phương và đa phương. Nhận thức được vai trò của hội nhập, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã lưu ý về công tác tuyên truyền về hội nhập tài chính. Bộ trưởng yêu cầu đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tài chính đến các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp; tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại về các hoạt động của ngành Tài chính để góp phần thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và thị trường tài chính.

Để làm tốt công tác hội nhập, Bộ trưởng cũng yêu cầu đẩy mạnh công tác đào tạo, tăng cường năng lực cán bộ thông qua việc tăng cường khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực dưới hình thức hỗ trợ tài chính và kỹ thuật, tư vấn chính sách, hỗ trợ đào tạo và tăng cường năng lực từ các đối tác song phương và đa phương; tích cực cử cán bộ của ngành Tài chính đi làm việc tại các thị trường trọng điểm, có kim ngạch xuất khẩu cao, các tổ chức khu vực và quốc tế trong thời gian ngắn và trung hạn, để tăng cường năng lực và kinh nghiệm hội nhập tài chính, phục vụ quá trình hoạch định chính sách; nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ thông qua tham gia và chủ trì những nội dung đàm phán, hợp tác quốc tế về tài chính của toàn ngành Tài chính.

Trao đổi với Báo Hải quan, ông Hà Duy Tùng - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cũng như Chỉ thị 02 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế đang chủ trì tiến hành nhiều hoạt động để triển khai các nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra.

Bên cạnh việc xây dựng các kế hoạch dài hơi cũng như chương trình hành động cụ thể, mới đây, Bộ Tài chính cũng đã thành lập Tổ rà soát pháp lý các nội dung cam kết thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính trong Hiệp định TPP với nhiệm vụ rà soát pháp lý, xác định danh mục các văn bản pháp luật thuộc phạm vi của Bộ Tài chính cần sửa đổi, bổ sung để đảm bảo thực hiện các cam kết trong TPP. Cùng với đó, Vụ Hợp tác quốc tế cũng đang liên hệ với các đối tác cung cấp các chương trình hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực cho cán bộ đánh giá tác động cam kết hội nhập sẽ triển khai trong thời gian tới.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap