Đánh giá về việc xây dựng Chính phủ điện tử gắn kết với bảo đảm an toàn thông tin,ựcốtấncôngmạngvàocáchệthốngtạiViệtNamtrongthánggiảmhơsố liệu thống kê về stade de reims gặp marseille an ninh mạng, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân trong tháng 10 vừa qua, Bộ TT&TT, cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia về chuyển đổi sốcho biết: Công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá, giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử đã tiếp tục được đẩy mạnh.
Theo thống kê, trong tháng 10/2022, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 857 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, giảm 13,3% so với tháng 9/2022 và tăng 8,1% so với cùng kỳ tháng 10 năm ngoái.
Như vậy, sau 2 tháng liên tiếp – tháng 8 và tháng 9/2022, các cuộc tấn công mạng vào hệ thống thông tin tại Việt Nam gây ra sự cố gia tăng hơn so với tháng trước đó, đến tháng 10 vừa qua số sự cố tấn công mạng đã giảm 131 cuộc, tương ứng trên 13,3%.
Tính lũy kế từ đầu năm 2022 đến hết tháng 10, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 10.376 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam. Như vậy, trung bình trong 10 tháng đầu năm nay, mỗi tháng có hơn 1.037 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam.
Thời gian tới, để bảo đảm an toàn thông tin mạng, Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục An toàn thông tin sẽ tiếp tục tăng cường công tác giám sát, chủ động rà quét trên không gian mạng Việt Nam.
Song song đó, Bộ TT&TT cũng sẽ tiếp tục đánh giá, thống kê và đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dùng biết và phòng tránh; đồng thời có các văn bản cảnh báo rộng rãi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp triển khai rà soát các điểm yếu lỗ hổng, dấu hiệu tấn công mạng.
Vân Anh