【tỷ số osaka】Phải chăng phi hình sự hoá để giải cứu cán bộ ra tù?

NBT

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền phát biểu tại phiên họp thảo luận về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).

Chưa quy định chuyển phạt tiền thành phạt tù

Tán thành cao với việc phi hình sự hoá một số tội danh,ảichăngphihìnhsựhoáđểgiảicứucánbộratùtỷ số osaka nhưng đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) lại đề nghị cân nhắc kỹ tội cố ý làm trái vì “có cử tri nói phải chăng phi hình sự hoá để giải cứu cán bộ ra tù”.

Đại biểu Thuyền cho rằng cần làm rõ xem có bao nhiêu cán bộ đang chịu án tù, đang bị điều tra xét xử về tội cố ý làm trái. Khi quy định này được thông qua, đương nhiên các đối tượng sẽ được đình chỉ điều tra, được ra tù. “Phải giải thích kỹ trước khi Quốc hội bấm nút, nếu tha hết cán bộ mà hiện nay đang bị coi là tội phạm thì chúng ta có tội với nhân dân”, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nhấn mạnh.

Đại biểu Thân Đức Nam (Đà Nẵng) tán thành việc chưa bổ sung cơ chế tiền phạt, cải tạo không giam giữ thành án tù. Lý do là cơ chế này chưa được làm rõ trong luật. Hơn nữa, nếu người phạm tội không chấp hành án thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự, việc chuyển thành hình phạt tù không công bằng và chưa phù hợp trong điều kiện hiện nay.

Xử lý hình sự pháp nhân: Kỳ vọng xử nghiêm tội phạm môi trường

Một nội dung quan trọng lần đầu được đưa vào luật là quy định xử lý trách nhiệm hình sự (TNHS) của pháp nhân. Nội dung này đã được nhiều ý kiến đại biểu đồng tình nhằm có chế tài xử lý nghiêm các pháp nhân vi phạm pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến băn khoăn về nội dung này.

Đại biểu Danh Út (Đồng Nai) cho rằng, gần đây tình trạng vi phạm của pháp nhân diễn ra phức tạp và ngày càng gia tăng, nhất là nạn buôn lậu, trốn thuế, vi phạm môi trường… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lĩnh vực kinh tế xã hội. Chính vì vậy, việc quy định TNHS của pháp nhân là cần thiết để khắc phục bất cập của pháp luật hiện hành. ĐB Trương Văn Vẻ (Đồng Nai) nêu thực trạng nhiều pháp nhân là cơ sở khám chữa bệnh, dịch vụ y tế đã liên tiếp có các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ đời sống người dân, vì vậy, cần có quy định để xử lý nghiêm minh.

Ngược lại, đại biểu Hồ Trọng Ngũ (Vĩnh Long) có quan điểm khác khi cho rằng, thực tế pháp luật của chúng ta đã có quy định về xử lý trách nhiệm hành chính của pháp nhân với các hình thức tương tự là phạt tiền, đình chỉ. Tuy việc thực hiện chưa nghiêm nhưng cũng không nên vì vậy mà thay đổi quan điểm về thể nhân phạm tội mà chúng ta đã xây dựng và thực thi hàng chục năm nay. Quy định của dự thảo luật cũng chưa làm rõ chủ thể phạm tội là cá nhân và pháp nhân thì áp dụng ra sao, liệu pháp nhân có đồng phạm khi phạm tội không…. Đại biểu e ngại: “BLHS như một cỗ máy tinh vi, nếu thay đổi một yếu tố có tính nguyên tắc ở một điểm nào sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các nội dung còn lại”.

Liên quan đến nội dung này, một số đại biểu cũng làm rõ hơn phạm vi pháp nhân chịu TNHS. Đại biểu Thân Đức Nam (Đà Nẵng) đề nghị quy định rõ các pháp nhân chịu TNHS là doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu. Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) băn khoăn khi pháp nhân phạm tội có thể bị đình chỉ vĩnh viễn thì quyền lợi của người lao động ra sao. Bởi pháp nhân phạm tội là lỗi pháp nhân, còn người lao động không có lỗi.

Đại biểu Nguyễn Trung Thu (Long An) lưu ý, đây là vấn đề rất mới, lần đầu tiên được áp dụng, vì vậy ban soạn thảo cần nghiên cứu thấu đáo, có bước đi phù hợp, tránh gây xáo trộn lớn khi triển khai. Trước hết, nên tập trung vào một số tội gây bức xúc, ảnh hưởng sức khoẻ, mất trật tự an ninh xã hội./.

Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), việc quy định TNHS của pháp nhân vào BLHS là nội dung thay đổi quan trọng trong chính sách hình sự, đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Quy định này còn nhằm thực thi các cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, bảo đảm công bằng giữa pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài và pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam. Việc bổ sung TNHS của pháp nhân không loại trừ TNHS của cá nhân. Vì vậy, UBTVQH đã chỉ đạo bổ sung quy định TNHS của pháp nhân vào BLHS. Theo đó, quy định các hình phạt chính đối với pháp nhân gồm: phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, quy định điều kiện truy cứu TNHS và 40 tội danh cụ thể mà pháp nhân phải chịu TNHS.

Tuy nhiên, vẫn còn một số ý kiến đề nghị không bổ sung quy định này vì cho rằng, vướng mắc trong việc xử lý pháp nhân vi phạm chủ yếu do khâu tổ chức thực hiện, mà không phải do thiếu cơ sở pháp lý.

Dương An