Yuki Chan chế biến món Huế để bán cho khách hàng
Rộn ràng
Yuki Chan,ườitrẻbánmónănHuếởxứsởhoaanhđàkết quả bóng đá nữ nam úc hôm nay chàng trai quê tại Hương Vinh (Hương Trà) cư ngụ tại Nhật Bản 8 năm nay. Việc tìm một quán ăn mang đầy hương đủ vị của Huế nơi xứ người rất khó. Bởi thế, sau giờ làm việc, anh thường tìm cách đãi bạn bè những món ngon quê nhà. “Các món ăn mình hay nấu đãi mọi người được ngợi khen, nhất là bún bò Huế. Từ đó, mình nảy ra ý tưởng và có thêm nghề tay trái là làm và bán bún bò Huế online”. Yuki Chan chia sẻ.
Khác với chàng trai tay ngang Yuki, Đặng Thị Hải Yến là con gái của một đầu bếp ở Thuận An (Phú Vang). Đam mê nấu nướng từ trong huyết quản, trang facebook của cô nàng 9X ngập tràn những bức ảnh “chill” cùng các món ngon. “Mình là người Huế, đi đâu cũng nhớ về ẩm thực quê nhà. Dạo ấy đúng lúc đang thèm tré nên gọi điện về mẹ để xin công thức. Nào ngờ đăng ảnh thành phẩm lên ai cũng muốn mua, rồi lấn sân vào nghề bán tré lúc nào chẳng hay”, Hải Yến vui vẻ kể.
Món tré của Hải Yến trên xứ sở hoa anh đào
Chẳng riêng nem, tré, bún bò Huế, các món ăn đậm đà hương vị quê hương luôn được những người con xứ Huế phương xa “hít hà” mỗi khi nhắc đến. Làm phong phú thêm bức tranh ẩm thực ấy, Trương Thị Ngọc Nữ, bạn trẻ Huế đang sinh sống tại quận Kita-Ku, Tokyo lại thử sức mình với bánh ép và bún mắm nêm. Bởi thế, khi tìm đến trang fanpage Hội đồng hương Huế tại Nhật Bản, không khó để bắt gặp hình ảnh các món nem, chả Huế, mắm dưa, tôm chua, bánh lọc… được bày bán rộn ràng, hút mắt. Chế biến và bán những món ăn ấy đa phần đều là các bạn trẻ. Có người là nghề tay trái, nhưng cũng có người dùng chính niềm đam mê ẩm thực quê nhà để mưu sinh nơi xứ người.
Ăn món, nhớ quê
Duyên nghề chẳng giống nhau nhưng người trẻ Huế đam mê ẩm thực đều có chung một mong muốn. Đó là chuyển tải trọn vẹn nhất hương vị, hình ảnh và hồn cốt của món ăn quê nhà đến thực khách. Tìm đủ mọi cách để cho ra đời nồi nước dùng bún bò béo thơm, đậm đà, Yuki Chan đã phải học thêm nghề làm chả. Anh kể: “Nấu thành công nồi bún bò Huế chuẩn vị tại đất nước xa xôi chẳng hề dễ dàng. Mình phải liên hệ về Việt Nam, tham khảo cách làm chả cua của dì ruột (có truyền thống làm chả) để cho ra nồi nước dùng đúng chuẩn”.
Bánh ép được biến tấu để “đi” xa hơn
Không chỉ thế, để thực khách được thưởng thức món ăn với hương vị hoàn hảo nhất có thể, việc mang bún đến tận tay khách hàng cũng vô cùng nan giải. Giữ tô bún ngon lành, nóng hổi, mỗi phần ăn được Yuki phân riêng bún, rau sống, nước dùng. Đặc biệt, phần nước dùng được cho vào túi giữ nhiệt, để chàng trai Huế vượt những đường dốc bằng xe đạp để trao tận tay những người mê bún bò (đa phần người dân Nhật Bản đi tàu điện ngầm. Việc dừng đỗ xe moto rất khó khăn. Vì thế xe đạp là phương tiện giao thông linh động và phù hợp nhất để ship hàng). “Nhiều lần khách ở xa, khi đi ship về mình mệt bở hơi tai. Nhưng ngược lại, nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng thì rất ấm lòng, chặng đường dài xe vượt dốc với mình không còn quá vất vả nữa”, anh bày tỏ.
Khâu tìm kiếm nguyên vật liệu cũng là thách thức lớn. Riêng món bún mắm nêm và bánh ép, Ngọc Nữ phải tìm mua nguyên liệu, rau củ ở 3 khu vực khác nhau. Hơn nữa, nữ đầu bếp nghiệp dư đã cải tiến để món ăn thích ứng với khí hậu và đặc trưng ở xứ sở hoa anh đào. Đu đủ trong gỏi chua ngọt được thay bằng củ cải. Riêng với bánh ép, xà lách sẽ thay thế dưa leo để tránh rau củ ứ nước cũng như giữ được độ tươi ngon cho phần vỏ bánh. Trong khi đó, Đặng Thị Hải Yến lại gặp khó khăn do phải cắt thủ công từ tai heo đến riềng, tỏi. Chị nói: “Củ riềng tại Nhật Bản rất khó kiếm, mình phải lùng sục tại cửa hàng bán rau củ Thái Lan. Mỗi mẻ tré mình thái từ 12 – 14 tai heo. Thu nhập chỉ đủ lấy công làm lãi thôi (từ 600 - 800 nghìn đồng)”. Số tiền này so với giá cả đắt đỏ tại Nhật Bản thật đúng với câu bán vì đam mê.
Khó khăn là thế, nhưng được làm những món ngon nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn, được chuyện trò với những đồng hương đã giúp những người trẻ vơi bớt gian nan nơi đất khách quê người. Vững vàng hơn, Yuki Chan đã quyết định nghỉ công việc chính và sắp sửa khai trương quán ăn Huế tại Nhật Bản. Anh tâm sự: “Mơ ước của mình không chỉ là món bún bò Huế mà là chuỗi cửa hàng chỉ bán món Huế trên khắp nước Nhật, bày bán từ bún bò đến bánh bèo, nậm, lọc, nem lụi và cả bún hến. Gian nan còn nhiều lắm, nhưng mình tự tin sẽ làm được”!
Bài: MAI HUẾ - Ảnh: NHÂN VẬT CUNG CẤP