【thứ hạng của olympiakos】Các ngân hàng niêm yết có bị ảnh hưởng bởi Thông tư 06?

Giới hạn “cứng” về thời gian

Thông tư 06 yêu cầu,ácngânhàngniêmyếtcóbịảnhhưởngbởiThôngtưthứ hạng của olympiakos TCTD phối hợp với cổ đông (CĐ), nhóm CĐ có liên quan sở hữu cổ phần vượt giới hạn lập Kế hoạch khắc phục việc sở hữu cổ phần vượt giới hạn, đảm bảo chậm nhất ngày 31/12/2015 tỷ lệ sở hữu cổ phần của CĐ, nhóm CĐ có liên quan tại TCTD tuân thủ quy định tại Điều 55 Luật các TCTD, trừ các trường hợp sở hữu cổ phần vượt giới hạn đã được Thủ tướng cho phép hoặc được xử lý theo Phương án cơ cấu lại đã được NHNN phê duyệt.

Theo Điều 55, Luật các tổ chức tín dụng: Một CĐ là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một TCTD. Một CĐ là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một TCTD, trừ các trường hợp theo quy định.

CĐ và người có liên quan của CĐ đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một TCTD.

Tỷ lệ sở hữu trên bao gồm cả phần vốn ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần.

Trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày được cấp Giấy phép, các CĐ sáng lập phải nắm giữ số cổ phần tối thiểu bằng 50% vốn điều lệ của TCTD; các CĐ sáng lập là pháp nhân phải nắm giữ số cổ phần tối thiểu bằng 50% tổng số cổ phần do các CĐ sáng lập nắm giữ.

Trong thời hạn triển khai Kế hoạch khắc phục hoặc thời hạn nêu trong Phương án cơ cấu lại đã được NHNN phê duyệt, CĐ, nhóm CĐ có liên quan đang sở hữu cổ phần vượt giới hạn không được tăng số lượng cổ phiếu nắm giữ tại TCTD dưới mọi hình thức, trừ một số trường hợp theo quy định.

Kể từ ngày 15/7/2015, TCTD không được cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng mới cho CĐ, CĐ trong nhóm CĐ có liên quan đang sở hữu cổ phần vượt giới hạn hoặc người có liên quan của các CĐ đó.

Mặt khác, CĐ là cá nhân, CĐ là tổ chức có người đại diện phần vốn góp là thành viên HĐQT, thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc của TCTD đang sở hữu cổ phần vượt giới hạn được phép chuyển nhượng số cổ phần sở hữu vượt giới hạn quy định.

Sau thời hạn ngày 31/12/2015 hoặc sau thời hạn nêu trong Phương án cơ cấu lại đã được NHNN phê duyệt, CĐ, nhóm CĐ có liên quan chưa đảm bảo tuân thủ giới hạn sở hữu cổ phần theo quy định tại Luật các TCTD, NHNN sẽ không chấp thuận nhân sự dự kiến bầu làm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, bổ nhiệm làm tổng giám đốc của TCTD trong trường hợp các nhân sự này là: CĐ hoặc thuộc nhóm CĐ có liên quan đang sở hữu cổ phần vượt giới hạn; người đại diện phần vốn góp hoặc người có liên quan của các đối tượng này.

Cùng với đó, NHNN cũng không xem xét việc đề cử nhân sự tham gia HĐQT, ban kiểm soát của TCTD của CĐ, nhóm CĐ có liên quan đang sở hữu cổ phần vượt giới hạn tại TCTD đó.

Bên cạnh đó, CĐ, nhóm CĐ có liên quan đang sở hữu cổ phần vượt giới hạn không được tăng số lượng cổ phần nắm giữ tại TCTD dưới mọi hình thức, trừ các trường hợp quy định; chưa được nhận cổ tức bằng tiền mặt (nếu có) đối với số cổ phần nắm giữ vượt giới hạn cho đến khi đảm bảo tuân thủ giới hạn sở hữu cổ phần theo quy định.

Ngoài ra, NHNN còn áp dụng các biện pháp xử lý cần thiết khác theo quy định của pháp luật, bao gồm cả biện pháp cơ cấu lại đối với TCTD có CĐ, nhóm CĐ có liên quan sở hữu cổ phần vượt giới hạn theo yêu cầu của NHNN.

Thông tư 06 yêu cầu các TCTD rà soát danh sách các CĐ, nhóm CĐ có liên quan sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định tại Luật các TCTD và phối hợp với các CĐ này xây dựng Kế hoạch khắc phục theo quy định của Thông tư này gửi NHNN trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực (15/7/2015).

Mặc khác, các TCTD phải theo dõi, đôn đốc các CĐ sở hữu cổ phần vượt giới hạn thực hiện kế hoạch khắc phục nêu tại Thông tư này. Định kỳ hàng tháng (trước ngày 10 của tháng tiếp theo tháng báo cáo) báo cáo NHNN kết quả thực hiện Kế hoạch khắc phục của TCTD...

Các ngân hàng niêm yết không bị ảnh hưởng?

Hiện tại, NHNN vẫn chưa có con số thống kê cụ thể về các TCTD có CĐ vượt tỷ lệ sở hữu theo giới hạn tại Điều 55. Tuy nhiên, trong số các ngân hàng hiện đang niêm yết trên 2 sàn là HNX và HSX, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cho rằng, hiện không còn ngân hàng nào có cá nhân sở hữu quá 5% vốn điều lệ và không có ngân hàng nào có nhóm CĐ và người có liên quan sở hữu quá 20% vốn điều lệ.

Cũng theo BSC, 2 ngân hàng niêm yết có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư tổ chức vượt quá 15% vốn điều lệ là CTG (Mitsubishi sở hữu 17,93%) và EIB (Sumitomo Mitsui Banking Corporation sở hữu 15,07%).

Tuy nhiên, Nghị định 01/2014/NĐ-CP cho phép 1 nhà đầu tư chiến lược nước ngoài được phép nắm giữ không quá 20% vốn điều lệ của 1 TCTD tại Việt Nam. Do đó, tỷ lệ sở hữu của 2 CĐ chiến lược trên vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

Như vậy, “các ngân hàng niêm yết hiện nay không bị ảnh hưởng bởi Thông tư 06/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành”, BSC khẳng định./.

D.T