【ldu quito vs】Đề xuất chủ đầu tư mở tài khoản riêng để thu phí bảo trì chung cư nhưng không được sử dụng
Đề xuất chủ đầu tư mở tài khoản riêng để thu phí bảo trì chung cư nhưng không được sử dụng
Người mua nộp 2% phí bảo trì vào tài khoản này nhưng chủ đầu tư không được sử dụng cho đến khi bàn giao sang cho Ban quản trị.
Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định sửa đổi,Đềxuấtchủđầutưmởtàikhoảnriêngđểthuphíbảotrìchungcưnhưngkhôngđượcsửdụldu quito vs bổ sung một số điều tại Nghị định 99 về việc chủ đầu tư lập tài khoản để người mua, thuê căn hộ nộp 2% phí bảo trì nhà chung cư.
Trước đây, người mua nhà thường nộp trực tiếp vào tài khoản ghi trong hợp đồng hoặc nộp cho chủ đầu tư để chuyển vào tài khoản kinh phí bảo trì. Tuy nhiên, theo cơ quan soạn thảo, thực trạng cho thấy, nhiều chủ đầu tư tự ý sử dụng tài khoản này trước khi bàn giao, dẫn đến khó khăn trong công tác quyết toán, thu hồi kinh phí này cho Ban quản trị.
Vì thế, trong dự thảo Nghị định mới Bộ Xây dựngcho rằng, cần thiết bỏ quy định về hình thức nộp tiền trực tiếp cho chủ đầu tư để hạn chế tình trạng trên. Thay vào đó, cơ quan soạn thảo đề xuất, chủ đầu tư mở một tài khoản vốn chuyên dùng có kỳ hạn tại một tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để nhận 2% phí bảo trì do người mua, thuê mua, chủ đầu tư nộp. Nhà nước sẽ không thu thuế với số tiền phí này.
Đây là dạng tài khoản “đóng”, chủ đầu tư không được sử dụng cho đến khi bàn giao sang cho Ban quản trị.
Dự thảo nêu rõ, phía chủ đầu tư phải ghi thống nhất tài khoản đã mở trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong dự án.
Với phía người mua, thuê căn hộ phải nộp 2% kinh phí bảo trìvào tài khoản đã ghi trong hợp đồng trước khi nhận bàn giao nhà. Nếu chủ đầu tư không thu phí mà vẫn bàn giao căn hộ thì chủ đầu tư phải nộp khoản kinh phí 2% này.
Trước đó, theo Luật Nhà ở năm 2014, chủ đầu tư trích 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích nhà bán, cho thuê mua để lập quỹ bảo trì chung cư... Sau khi thu kinh phí của người mua, thuê mua căn hộ hoặc phần diện tích nhà thì chủ đầu tư có trách nhiệm tạm lập tài khoản để quản lý kinh phí này.
Khoản tiền này sẽ được giao cho Ban quản trị nhà chung cư đã được thành lập để thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định trong quá trình vận hành tòa nhà. Tuy nhiên, tại nhiều dự án chung cư, cư dân phải đấu tranh để đòi quỹ bảo trì bởi chủ đầu tư có dấu hiệu chiếm dụng quỹ bảo trì, ban quản trị lại không công khai minh bạch việc quản lý, sử dụng số tiền nói trên, cũng như các nguồn thu từ việc khai thác quảng cáo, dịch vụ xung quanh tòa nhà.